Lễ hội đền Bà Lê Chân (Hải Phòng)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Vào mùng 8 tháng Hai âm lịch hằng năm, người dân miền biển Hải Phòng và du khách thập phương lại náo nức về dự Lễ hội đền Bà Lê Chân (đền Nghè) - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Cảng để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân - vị nữ tướng tài giỏi, từng lập nhiều chiến công hiển hách trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã có công khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

được tổ chức chính thứcvào mùng 9 tháng Tám âm lịch hằng năm. Trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng Năm và mùng 8 tháng Sáu âm lịch. Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng Thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng.

Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần Lễ và phần Hội đan xen. Từ mùng 1 tháng Tám, các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Làng nào có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Tiếp đó là lễ rước nước (gắn với tục tế Thuỷ thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng (phường) mang về đình riêng. Tại đình làng, cácchủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin và ước vọng của dân làng. Đến ngày chính hội, người dân địa phương háo hức kéo nhau ra đình. Các “Ông trâu” được rước từđình ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm. Đúng 8 giờ sáng, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “Ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng. Khi hiệu lệnh đầu tiên phát ra, hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu trận đấu, người dắt trâu đột nhiên rút dây xỏ mũi để hai “Ông trâu” lao vào nhau bắt đầu tỉ thí so tài.

Theo quan niệm cổ xưa, trâu làng nào thắng trận trong lễ hội thì làng ấy sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa quanh năm, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển.Điểm đặc biệt của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là, dù thắng hay thua, sau khi kết thúc Lễ hội, các “Ông trâu” đều được mổ thịt để tế lễ trời đất, cầu mùa màng tươi tốt. Người dân địa phương tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp Lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Phần Hội diễn ra vào ngày chính hội với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 thanh niên trai tráng chia thành hai hàng biểu diễn, vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hóa linh hoạt trong tiếng trống, thanh la rộn rã. Với màn múa cờ, những lá cờđược vung lên, quật xuống một cách mạnh mẽ, dứt khoát nhưng cũng rất nhịp nhàng, mềm mại, có lúc lại đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm chống chọi với biển khơi của con người.

27.Lễ hội đền Bà Lê Chân (Hi Phòng)

Vào mùng 8 tháng Hai âm lịch hằng năm, người dân miền biển Hải Phòng và du khách thập phương lại náo nức về dự Lễ hội đền Bà Lê Chân (đền Nghè) - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của thành phố Cảng để tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân - vị nữ tướng tài giỏi, từng lập nhiều chiến công hiển hách trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã có công khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

Lễ hội được chia thành hai phần Lễ và Hội. Điểm nhấn của phần Lễ là đám rước. Trong suốt quãng đường rước, cả đoàn rước luôn giữ thái độ nghiêm trang, thành kính, tỏ lòng biết ơn vị Thành Hoàng của đất Cảng. Đám rước xuất phát từđền Nghè về tới đình An Biên thì dừng lại. Long ngai, mũ ấn và các đồ tế khí được đưa vào trong đình ngự ởđó suốt ba ngày. Sau đám rước là lễ tế gợi nhắc công ơn của nữ tướng Lê Chân đối với dân tộc và đối với thành phố Hải Phòng. Trong lễ tế này, các sắc phong của các triều đại dành cho Bà cũng được đọc lên trước sự thành kính của dân làng.

Theo truyền thống, lễ vật dâng lên Thánh Mẫu Lê Chân ngoài hương hoa, xôi quả, còn có lợn đã thịt và làm sạch, bỏ lòng, gan để tế sống. Sau lễ tế, thịt này sẽ được chia đều cho dân làng. Ngoài ra, lễ vật không thể thiếu: bánh giày, gà, ngan, sò, ốc, cua bể và bún bởi tương truyền đó là những món ăn mà sinh thời Bà Lê Chân ưa thích.

Phần Hội diễn ra hấp dẫn bao gồm nhiều sinh

hoạt văn hóa mang đậm nét truyền thống như:

biểu diễn pháo đất, võ dân tộc, mở phiên chợ quê,

múa lân sư, trống hội hay các tiết mục văn nghệ:

hoạt cảnh chèo, hợp ca, diễn xướng châu văn, hát

dân ca, hát ca trù, chèo cổ, nhạc cụ dân tộc, kịch…

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)