Lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Lễ Khai ấn đền Trần diễn ra từ giữa đêm 14 đến

rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tạiKhu di tích đền Trần nằm trên địa bàn phường

Lộc Vương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ Tết bắt đầu từ rằm tháng Giêng, triều đình trở lại làm việc bình thường.

Lễ Khai ấn là tập tục bắt đầu từ thế kỷ XIII, chính xác là năm 1239, của triều đại nhà Trần khi thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho quan quân có công với triều đình. Trong những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông, Lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

Trải qua bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Và từđó, Lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Đồng thời là “tín hiệu nhắc nhở” chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.

Trước khi Lễ Khai ấn được tổ chức, vào mùng 2 tháng Giêng, Ban Quản lý Khu Di tích đền Trần đã thực hiện nghi lễ xin mởấn để in các lá ấn phục vụ cho Lễ Khai ấn. Nội dung in trên lá ấn bao gồm các chữ: “Trần miếu tự điển tích phúc vô cương” (có nghĩa là “Đền Trần ban phúc lộc đầu năm”). Đến 22

Tứ phủ cổ truyền: Mẫu Thượng Thiên đệ nhất sáng tạo ra trời, Mẫu Thượng Ngàn đệ nhị sáng tạo ra rừng núi, Mẫu Thủy sáng tạo ra nước, Mẫu Địa đệ tử sáng tạo ra đất đai phì nhiêu. Mở đầu Lễ hội, mùng 1 tháng Ba dân làng đã tiến hành tế lễ kỵ Thánh Mẫu, sau đó, các cuộc tế được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Nghi lễ đặc sắc trong hội Phủ Dầy là lễ rước kiệu Thánh Mẫu từ phủ chính Thiên Hương đến chùa trên núi Gôi và ngược lại, diễn ra vào mùng 6 tháng Ba. Nghi lễ rước kiệu Thánh Mẫu diễn ra hết sức long trọng, các cô gái đồng trinh được chọn để khiêng long đình, rước võng, v.v.. Sau lễ rước Mẫu là hội kéo chữ (xếp chữ) được tổ chức vào mùng 7 tháng Ba. Đây là trò chơi đồng diễn thể dục xếp chữ Hán, việc xếp chữ gì do ban tổ chức hội quy định.

Ngoài ra, ở Lễ hội Phủ Dầy còn tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa khác như: hát văn, tuồng, chèo, trống quân, ca trù, đấu vật, kéo co, chọi gà, đánh cờ, v.v.. Vào dịp Lễ hội Phủ Dầy còn có hội chợ bày bán các đặc sản địa phương.

Với những giá trị văn hoá tiêu biểu, ngày 9-9- 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận “Lễ hội Phủ Dầy” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

41. Lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định)

Lễ Khai ấn đền Trần diễn ra từ giữa đêm 14 đến

rạng sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tạiKhu di tích đền Trần nằm trên địa bàn phường

Lộc Vương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ Tết bắt đầu từ rằm tháng Giêng, triều đình trở lại làm việc bình thường.

Lễ Khai ấn là tập tục bắt đầu từ thế kỷ XIII, chính xác là năm 1239, của triều đại nhà Trần khi thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho quan quân có công với triều đình. Trong những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông, Lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

Trải qua bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Và từđó, Lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờđêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Đồng thời là “tín hiệu nhắc nhở” chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.

Trước khi Lễ Khai ấn được tổ chức, vào mùng 2 tháng Giêng, Ban Quản lý Khu Di tích đền Trần đã thực hiện nghi lễ xin mởấn để in các lá ấn phục vụ cho Lễ Khai ấn. Nội dung in trên lá ấn bao gồm các chữ: “Trần miếu tự điển tích phúc vô cương” (có nghĩa là “Đền Trần ban phúc lộc đầu năm”). Đến 22

giờ ngày 14 tháng Giêng, Lễ Khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi Lễ Khai ấn kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Bên cạnh những nghi lễ, phần Hội của Lễ Khai ấn đền Trần với nhiều hoạt động văn hóa phong phú, độc đáo như: chọi gà, diễn võ ba thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông,… cũng là những hoạt động thu hút người tham gia.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, trước sân đền Thiên Trường luôn phấp phới lá cờ truyền thống với năm màu sắc biểu trưng cho ngũ hành cùng hình vuông biểu tượng cho đất (âm) và rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng cho trời (dương). Chính giữa lá cờ thêu chữ “Trần” được ghép lại bởi hai chữ “Đông” và “A”.

Lễ Khai ấn đền Trần là một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục thế hệ sau truyền thống yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Nam Định từ bao đời nay. Tất cả các nghi lễ tại Khu Di tích đền Trần lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc đã phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, nội dung lịch sửđược thể hiện sống động và sâu sắc, góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, tâm thức tri ân nguồn cội của mỗi người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)