Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa được tổ chức từ ngày 22
đến ngày 27 tháng Giêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Nhưng thực ra, không khí ngày hội đã có thể nhận thấy ngay từ sau rằm tháng Giêng. Từ ngày 16 trởđi, trong đền Tả Phủ, đèn nến được thắp sáng trưng, khói hương nghi ngút suốt ngày đêm. Trong những ngày này, người dân nơi đây tổ chức đón rước thổ công, thần thánh ở các đền miếu lân cận về dự hội. Từ ngày 16 đến ngày 21, các gia đình có “đầu pháo” lấy được từ năm trước sẽđem trả lại đền, kèm theo món lễ tạ và những tràng pháo để thông báo cho hàng phố biết. Sáng 22, sau khi khai mạc lễ hội, sẽ có một đoàn thanh niên trai tráng, trang phục chỉnh tề, gọi là “đồng nam”, rước cỗ kiệu đã được trang hoàng lộng lẫy; một đoàn thiếu niên, gọi là “đồng tử”, khiêng đình hoàng trầm cùng với đội sư tử Kỳ Lừa múa một vòng quanh sân đền rồi hướng thẳng xuống đền Kỳ Cùng để rước thần sông Kỳ Cùng về dự hội. Sau khi hoàn thành xong lễđón rước, đúng giờ Ngọ, đoàn kiệu rước thần sông Kỳ Cùng quay về đền Tả Phủ. Trên quãng đường đoàn kiệu rước qua, các gia đình bày biện mâm lễ, cúng xôi, gà, hoa quả để cầu may, cầu tài lộc và đốt pháo chào mừng. Hai ngày 23, 24 là thời gian tổ chức lễ̃ tế và chuẩn bịđầu pháo. Trong lễ hội này, một dây pháo dài khoảng 8 tấc, to 1,5cm, đầu pháo có vòng đồng đính, sẽđược làm để dùng trong
lễ đốt. Ngày 25, 26 sẽ tổ chức đốt đầu pháo, đây là đỉnh điểm của lễ hội, thu hút được đông đảo người tham gia. Quyền châm lửa đốt pháo thuộc về người năm trước đoạt giải, giây phút quyết định sẽđến khi quả pháo đại nổ hất tung vòng thép đỏ (đầu pháo) lên không trung, rơi xuống và mọi người sẽ vào nhặt lấy. Người nào cướp được vòng đồng ở đầu pháo sẽ được thưởng một con gà, một cân xôi, một cân rượu và quan trọng hơn cả là năm ấy, họ sẽ được mạnh khỏe, phát tài.
Ngày 27, đúng giờ Ngọđoàn kiệu lại rước quay trở lại, trả thần sông về đền Kỳ Cùng và đưa thổ công, thần thánh về các miếu lân cận để kết thúc lễ hội.