Lễ hội đền Chèm (Hà Nội)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Đền Chèm nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thờ Đức Ông Lý Thân, tức Lý Ông Trọng cùng vợ là Đức Bà Bạch Tĩnh Cung - công chúa con vua Tần Thủy Hoàng.

Theo sử sách ghi chép lại, Lễ hội đền Chèm được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng Năm

âm lịch hằng năm, để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Lễ hội chia thành hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ được diễn trình thông qua các cuộc rước rất trang nghiêm như: rước nước, rước mã, rước văn, lễ Mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phát tấu (cúng Phật),…

Cuộc rước nước để làm lễ Mộc dục là cuộc rước lớn nhất và trang nghiêm nhất. Những người tham dự cuộc rước nước phải mặc trang phục lễ hội và rước theo đồ lễ, đi bộ ngược sông Hồng 3km, rồi xuống ba chiếc thuyền rồng, chèo xuôi về trước cổng đền. Tại đây diễn ra nghi thức lấy nước, ba con

Phần Lễđược mở màn bằng đám rước nước long trọng vào ngày 19 tháng Hai. Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rước bà Ỷ Lan (bài vị). Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng để lấy nước. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền.

Trong lúc diễn ra lễ rước nước, các thôn cũng tiến hành rước lễ vật ra đền để tế lễ. Sau khi kiệu Bà và nước được đưa vào đền yên vị, cuộc tế lễ bắt đầu. Các bô lão năm thôn được cử vào ban tế tiến hành kiểm tra lễ vật rất nghiêm ngặt. Lễ vật để tế lễ trong ngày hội hoàn toàn là trầu, rượu. Sau màn tế lễ của các cụ bô lão là đến phần dâng hương của dân làng và khách thập phương. Ngày hội đầu tiên kéo dài cho đến khuya trong không khí nghiêm trang tại đền cùng các cuộc vui ngoài sân và khu vực xung quanh.

Ngày 20 tháng Hai, hội cũng bắt đầu bằng những cuộc rước. Song lần này là rước Thành hoàng và lễ vật của các thôn thuộc Dương Xá và những nơi ăn lộc ruộng của đền bái vọng dâng lễ. Trừ kiệu của bốn thôn thuộc Dương Xá và Thuận Quang được vào trong đền, còn tất cả các kiệu của những làng khác đều phải đứng bên ngoài cổng đền, bái vọng vào.

Phần Hội của Lễ hội được bắt đầu từ ngày 19 và kéo dài đến hết hội là ngày 22 tháng Hai. Mỗi năm hội đều có phường hát ở các nơi đến đăng cai hát giữ

cửa đền trong suốt mấy ngày diễn ra Lễ hội. Ngoài ra, còn có các trò chơi khác như: chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật, chọi gà, đốt pháo,... thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia.

21. Lễ hội đền Chèm (Hà Ni)

Đền Chèm nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thờ Đức Ông Lý Thân, tức Lý Ông Trọng cùng vợ là Đức Bà Bạch Tĩnh Cung - công chúa con vua Tần Thủy Hoàng.

Theo sử sách ghi chép lại, Lễ hội đền Chèm được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng Năm

âm lịch hằng năm, để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Lễ hội chia thành hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ được diễn trình thông qua các cuộc rước rất trang nghiêm như: rước nước, rước mã, rước văn, lễ Mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phát tấu (cúng Phật),…

Cuộc rước nước để làm lễ Mộc dục là cuộc rước lớn nhất và trang nghiêm nhất. Những người tham dự cuộc rước nước phải mặc trang phục lễ hội và rước theo đồ lễ, đi bộ ngược sông Hồng 3km, rồi xuống ba chiếc thuyền rồng, chèo xuôi về trước cổng đền. Tại đây diễn ra nghi thức lấy nước, ba con

thuyền vừa chèo vừa quay tròn ba vòng, nước được múc lên, đổ vào vật đựng và đánh phèn. Việc lấy nước hoàn tất đúng lúc ba con thuyền quay trọn hết ba vòng như quy định. Lấy nước xong, cả đoàn thuyền xuôi dòng về nhà Mã, cách cổng đền chừng 1km, rồi lên bến Ngự. Lúc này, cuộc rước bộ - rước nước, rước mã bắt đầu. Đi đầu cuộc rước là voi và ngựa mã, sau là kiệu mũ và áo; tiếp đến là chỉnh nước, dàn trống chiêng. Đám rước dừng lại ở giữa sân đền để làm lễ Mộc dục. Lễ rước văn (văn tế) được tiến hành sau, khoảng chiều tối. Lễ diễn xướng kể lại công đức của Lý Ông Trọng được tiến hành trong đêm rằm, với nghi thức trang nghiêm.

Phần Hội của Lễ hội gồm nhiều trò chơi dân gian, thu hút đông đảo người tham quan tham gia như: thi bơi trải, kéo co, thả diều, thả chim, trò thi bắt vịt. Trong đó, thi bơi trải là trò chơi vui nhất trong ngày hội.

Lễ hội đền Chèm là một lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, rất tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng; đồng thời nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước quê hương của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)