Hằng năm, Lễ hội Yên Tửđược tổ chức từ mùng
10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong ba tháng mùa xuân tại vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Giữa những ngọn núi trùng điệp của vùng Đông Bắc, núi Yên Tử cao hơn 1.000m, vút lên như một tòa tháp. Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử vào hạng “danh sơn” của nước ta. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm.Du khách đến Lễ hội Yên Tửđể tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Sau phần nghi lễ long trọng được chính quyền địa phương tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với đỉnh cao nhất của Yên Tử - chùa Ðồng. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất với độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Lên chùa Ðồng, du khách sẽ cảm tưởng như đi trong mây (“Nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). Với thời gian trung bình ba giờ leo núi vất vả mới có thể đến được chùa
Ðồng, đường lên đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Phật. Ðến được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật giáo có cảm giác mãn nguyện nhưđến được cội nguồn cõi Phật.
Đền có diện tích khá rộng, khoảng hơn 1.000m2. Đứng tại đền, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát không gian tĩnh mịch và khoáng đạt xung quanh để có cảm giác thư thái và yên ả. Dọc hai bên đường dẫn vào cổng đền là rặng nhãn cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính cho đền. Quanh đền có 14 cây đại, tượng trưng cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có 8 cây vạn tuế, tượng trưng cho 8 vị vua được thờởđây.
Một phần quan trọng trong khu di tích An Sinh là phần lăng mộ các vua nhà Trần được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền với bán kính vài kilômét. Đền thờ Trần Nhân Tông (1279-1293), được dựng ở núi Ngọc Vân. Mộ Trần Anh Tông (1293-1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Táng Quỷ. Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ởđỉnh đồi với các bậc thềm đá và hai bên thềm là rồng đá mang phong cách nghệ thuật đời Trần; lăng vua Trần Minh Tông (1314-1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông, lăng được dựng từ đời Trần. Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và Trần Nghệ Tông.
Lễ hội đền An Sinh diễn ra vào ngày 20 tháng
Tám âm lịch hằng năm, tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Vào ngày Lễ hội, du khách thập phương từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước về đây, dâng hương tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của các vị vua Trần.
Trong khuôn khổ Lễ hội có diễn ra các hoạt động như: lễ rước, tế, bóng chuyền, biểu diễn võ thuật, thể dục dưỡng sinh, kéo co, đập niêu, thi đấu cờ tướng,… cùng nhiều chương trình văn nghệđặc sắc.
Lễ hội đền An Sinh được tổ chức nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.
48. Lễ hội Yên Tử(Quảng Ninh)
Hằng năm, Lễ hội Yên Tửđược tổ chức từ mùng
10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong ba tháng mùa xuân tại vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Giữa những ngọn núi trùng điệp của vùng Đông Bắc, núi Yên Tử cao hơn 1.000m, vút lên như một tòa tháp. Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử vào hạng “danh sơn” của nước ta. Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm.Du khách đến Lễ hội Yên Tửđể tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Sau phần nghi lễ long trọng được chính quyền địa phương tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với đỉnh cao nhất của Yên Tử - chùa Ðồng. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất với độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Lên chùa Ðồng, du khách sẽ cảm tưởng như đi trong mây (“Nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). Với thời gian trung bình ba giờ leo núi vất vả mới có thểđến được chùa
Ðồng, đường lên đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tin, kiểm chứng lòng thành với Phật. Ðến được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật giáo có cảm giác mãn nguyện nhưđến được cội nguồn cõi Phật.
Rải đều trên các cung bậc của hành trình hội xuân Yên Tử là những cụm kiến trúc chùa, bia, am, tháp,... lúc náu mình trong rừng cổ nguyên sinh, khi phô bày giữa không gian thoáng đãng, khi ẩn lúc hiện trong mây, huyền ảo như trong truyện cổ tích, vừa quyến rũ du khách, vừa khích lệ tinh thần chinh phục. Ðến đỉnh Yên Tử, du khách có cảm giác như lên tới cổng trời. Phóng tầm mắt ra phía đông là vịnh Hạ Long mênh mông với hàng nghìn đảo đá nhấp nhô như chuỗi ngọc. Nhìn về phía nam là thành phố Hải Phòng với dòng sông Ðá Bạch, Bạch Ðằng lững lờ như một dải sa tanh lấp lánh. Trông về tây là đồng bằng trù phú Hải Dương, Bắc Ninh, còn phía bắc là điệp trùng rừng núi... Tất cả gợi lên niềm phấn khích tự hào, lâng lâng niềm vui chiến thắng và chinh phục.
Vào dịp lễ hội, trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài; có người đến Yên Tửđể ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông; có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình; nam nữ thanh niên đi Yên Tử để thỏa chí khám phá, chinh phục; nhiều Việt kiều về nước tìm đến Yên Tử để được đắm mình trong giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm du lịch tôn giáo, lịch sự, văn hóa và sinh thái hấp dẫn.
Bất kỳ ai đến với lễ hội Yên Tử, nhất là khi lên đến được chùa Ðồng đều không chỉ cảm thấy choáng ngợp bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên, mà còn vô cùng
thấm thía những giá trị tinh thần, nhân văn mà tổ tiên tự ngàn xưa gửi gắm ở chốn này.