Trác (Hưng Yên)
Lê Hữu Trác (1720-1791), quê gốc ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Lễ hội đu Mường Vôi mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường Vôi nói riêng và của bà con dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn nói chung. Lễ hội không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa mà còn là dịp để bà con dân bản tưởng nhớđến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mởđất.
30. Lễ hội ChửĐồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)
Lễ hội ChửĐồng Tử - Tiên Dung (hay còn gọi là Lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch) được tổ chức từ ngày 10
đến 12 tháng Hai âm lịch hằng năm, ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết tình yêu bất tử và lãng mạn giữa chàng trai đánh cá nghèo ven sông Chử Đồng Tử - một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh) với Tiên Dung - con gái thứ hai của Hùng Vương thứ 18.
Lễ hội mở màn với lễ rước kiệu Thánh từ đình làng về đền Đa Hòa của đội rước các làng thuộc tổng Mễ. Đi đầu đoàn rước là con rồng dài hơn 20m được 30 thanh niên trai tráng thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi. Theo sau là hai hàng các bà, các chị, các cô trang phục đủ sắc màu rực rỡ tay cầm cờ hội, trống chiêng, cùng ngựa hồng, ngựa bạch, gươm trường bát bửu, phường đồng văn, đội múa sinh tiền, đội múa nón, đội nhạc lễ. Sau lễ rước là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ Thánh. Đám rước uy nghi, do rồng vàng dẫn đầu, theo sau là hội rước cờ,
trống, phường bát âm, múa sinh tiền, kiệu long đình, kiệu choé nước, kiệu đặt nón gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, rồi tới ba kiệu rước ChửĐồng Tử, Tiên Dung công chúa, Tây Sa công chúa. Sau khi lấy được nước ở sông Hồng, các kiệu quay trở về đền Hóa để làm lễ Thánh. Theo tục lệ, nước được dùng để cúng phải là nước lấy ở giữa sông Hồng. Người đại diện cho dân làng lấy nước là cụ già có đức độ trong làng. Nghi thức dâng nước vào đền do hai bô lão cùng hai nam, hai nữ đã được cân nhắc, tuyển chọn từ trước thực hiện. Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.
Ngoài những nghi lễ trang trọng, thành kính, Lễ hội ChửĐồng Tử - Tiên Dung còn có nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa - văn nghệđặc sắc mang đậm nét văn hóa của nền văn minh sông Hồng. Lễ hội ChửĐồng Tử - Tiên Dung mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng nghìn năm về trước. Đây không chỉ là huyền thoại về tình yêu mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người, là minh chứng của nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam.
31. Lễ hội đền thờ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (Hưng Yên) Trác (Hưng Yên)
Lê Hữu Trác (1720-1791), quê gốc ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên). Ông sinh ra trong một danh gia vọng tộc, lớn lên thi đậu tam trường nhưng khi cha mất ông bỏ đường cử nghiệp chuyển sang học võ, nghiên cứu binh thư và đã giành được nhiều thắng lợi khi tham gia trận mạc. Về sau, chán cảnh máu chảy đầu rơi nơi chiến trận, ông xin về sống ở quê mẹ là xóm Bàu Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và chuyên tâm nghiên cứu nghề thuốc. Ông tự đặt cho mình hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, trở thành một thầy thuốc, một danh sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Sau khi ông mất được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”.
Lễ hội truyền thống đền thờ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm tại thôn Liêu Xã, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, để tưởng nhớ đến công lao to lớn của vị đại danh y Lê Hữu Trác, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.
Phần Lễ của Lễ hội bao gồm hoạt động tế lễ của 4 đội tế đến từ các thôn trong xã và hoạt động dâng hương của nhân dân địa phương cùng du khách thập phương. Phần Hội diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian truyền thống như: múa kỳ lân, chọi gà, thi đấu cờ tướng,... thu hút sự tham gia, cổđộng của đông đảo người dự lễ hội.