Chợ tình Khâu Vai (Hà Giang)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 27 - 29)

Chợ tình Khâu Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, được họp trên một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xã

cọi đối đáp mang đậm bản sắc dân tộc càng làm tăng thêm nét độc đáo, hấp dẫn của Lễ hội Lồng tồng.

10. Lễ hội đền Hoàng Công Chất (Đin Biên)

Lễ hội đền Hoàng Công Chất được tổ chức trong

hai ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hằng năm, tại Thôn Noọng Nhai, xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên để tưởng nhớ vị anh hùng áo vải Hoàng Công Chất.

Năm 1754, thủ lĩnh Hoàng Công Chất cùng hai vị tướng người dân tộc thiểu số là Lò Ngải và Lò Khanh phất cờ khởi nghĩa đánh tan giặc Phẻ và tàn quân Thái Bình thiên quốc do chậu Phạ Tin Tòng cầm đầu, giải phóng xứ Mường Thanh (Điện Biên), chấn ải biên cương Tổ quốc.

Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễđược bắt đầu bằng tiếng trống âm vang oai hùng, trang nghiêm nổi lên trong không khí tưng bừng của ngày hội. Sau nghi thức chào cờ là một phút mặc niệm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Chúc văn giỗ tướng quân gồm ba phần: nhạc đệm hùng tráng với dàn trống, cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, tạo hệ thống âm thanh hoành tráng, rộn ràng, trầm hùng và linh thiêng; tiếp đến là nghi lễ rước, dâng lễ vật và màn tái hiện lịch sử dưới hình thức sân khấu hóa.

Chỉ huy đoàn lễ rước là người đứng tuổi, trang phục uy nghiêm, bước đi oai phong, thể hiện tình cảm quý trọng, biết ơn sâu sắc của đồng bào các dân tộc đối với người nông dân áo vải Hoàng Công Chất

và hai vị tướng Ngải, Khanh đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đoàn lễ rước gồm đội múa lân, múa rồng, đội rước kiệu. Đoàn tế lính nghĩa quân mặc trang phục lính trận, tay cầm giáo mác chĩa lên trời. Các lực lượng tham gia lễ rước cũng như quần chúng cổ vũđều giữ thái độ trang nghiêm, thành kính.

Màn tái hiện lịch sử dưới hình thức sân khấu hóa gồm ba phần: bối cảnh lịch sử, tướng quân lãnh đạo nhân dân đánh giặc và Mường Thanh được giải phóng với sự tham gia của các dàn diễn viên chuyên nghiệp, làm nổi bật vai trò, tôn vinh người thủ lĩnh miền xuôi cứu dân miền ngược, tinh thần đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Tây Bắc.

Sau phần Lễ là phần Hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, đa dạng; trưng bày triển lãm tranh, ảnh “các di vật của nghĩa quân Hoàng Công Chất”, các trò chơi dân gian như: đua ngựa giết Phẻ, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, tung còn truyền thống, thi nấu ăn nuôi quân,… Những thiếu nữ dân tộc Thái duyên dáng, dịu dàng trong trang phục váy đen dài chấm gót, áo cóm với hàng cúc bướm lóng lánh ánh bạc, trên tay cầm chiếc quạt sặc sỡ, nhịp nhàng trong điệu múa uyển chuyển, đằm thắm, lôi cuốn người tham gia bằng màn múa vòng xoè đoàn kết - màn múa đặc trưng của dân tộc Thái trong các lễ hội truyền thống.

11. Chợ tình Khâu Vai (Hà Giang)

Chợ tình Khâu Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, được họp trên một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xã

Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng Ba âm lịch.

Đây là nơi để người ta tìm đến với nhau sau một hay nhiều năm xa cách, chủ yếu là những người có tình duyên trắc trở, yêu thương nhau nhưng không đến được với nhau. Họ hò hẹn tại đây để tâm sự, trò chuyện về cuộc sống riêng, ôn lại những tình cảm, nhớ nhung, những buồn vui của gia đình và cuộc sống. Chợ bắt nguồn từ một câu chuyện tình lãng mạn mang đầy tính nhân văn của chàng trai người Nùng và cô gái người Giáy, họ yêu nhau nhưng vì ràng buộc của lễ giáo phong kiến và tập tục lạc hậu nên không lấy được nhau. Thương cha mẹ, họ hàng, không muốn xoáy sâu thêm thù hận giữa hai gia đình, dòng tộc... nên hai người đã gạt nước mắt, chia tay nhau. Họ hẹn nhau kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hằng năm đúng ngày chia tay sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khâu Vai... Họ chia tay nhằm ngày 27 tháng Ba (âm lịch).

Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng Chợ tình Khâu Vai vẫn duy trì và tồn tại với đủ đầy sức hấp dẫn của nó, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số vùng biên giới phía bắc Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)