Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha (Sơn La)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 89 - 91)

La Ha là dân tộc ít người, định cư nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu. Lễ hội dâng hoa măng (Pang A Nụn Ban) của dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La có từ rất lâu đời, được tổ chức vào trước ngày rằm hằng tháng

trong mùa xuân, mang ý nghĩa cảm tạ những thầy lang chữa khỏi bệnh cho mọi người. Đây cũng là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng có quy mô lớn nhất trong một năm của dân tộc La Ha bởi nó thu hút sự tham gia của hàng trăm người sinh sống tại các xã, huyện lân cận địa phương tổ chức. Họđến Lễ hội để gặp nhau, giao lưu văn hóa - văn nghệ, trao đổi về tình hình bệnh tật và kinh nghiệm chữa trị.

Mùa xuân là mùa măng đắng. Mùa này, Tây Bắc thường ít mưa, nên măng khi mới nhú ăn rất đắng. Có mưa đầu mùa thì loại măng này mới chuyển dần sang ngọt. Măng đắng là món ăn đặc sản của dân tộc La Ha và là loại thuốc gia truyền của thầy lang. Trùng với mùa măng đắng là mùa hoa Mạ Rệ. Đây là họ cây cổ thụ, thân cao, tán rợp rộng, lá to dài, hoa nở thành từng chùm màu vàng đỏ, có mùi thơm như nước hoa. Đây cũng là một vị thuốc trong bài thuốc của thầy lang nên khi tổ chức Lễ hội dâng hoa măng phải có măng đắng và hoa Mạ Rệ.

Lễ hội gồm hai phần: Lễ và Hội.

Phần Lễ là nghi lễ dâng vật phẩm cúng cảm tạ đất trời, sông núi, tổ tiên đã phù hộ cho dân tộc La

Rải đều trên các cung bậc của hành trình hội xuân Yên Tử là những cụm kiến trúc chùa, bia, am, tháp,... lúc náu mình trong rừng cổ nguyên sinh, khi phô bày giữa không gian thoáng đãng, khi ẩn lúc hiện trong mây, huyền ảo như trong truyện cổ tích, vừa quyến rũ du khách, vừa khích lệ tinh thần chinh phục. Ðến đỉnh Yên Tử, du khách có cảm giác như lên tới cổng trời. Phóng tầm mắt ra phía đông là vịnh Hạ Long mênh mông với hàng nghìn đảo đá nhấp nhô như chuỗi ngọc. Nhìn về phía nam là thành phố Hải Phòng với dòng sông Ðá Bạch, Bạch Ðằng lững lờ như một dải sa tanh lấp lánh. Trông về tây là đồng bằng trù phú Hải Dương, Bắc Ninh, còn phía bắc là điệp trùng rừng núi... Tất cả gợi lên niềm phấn khích tự hào, lâng lâng niềm vui chiến thắng và chinh phục.

Vào dịp lễ hội, trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài; có người đến Yên Tử để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông; có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình; nam nữ thanh niên đi Yên Tử để thỏa chí khám phá, chinh phục; nhiều Việt kiều về nước tìm đến Yên Tử để được đắm mình trong giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm du lịch tôn giáo, lịch sự, văn hóa và sinh thái hấp dẫn.

Bất kỳ ai đến với lễ hội Yên Tử, nhất là khi lên đến được chùa Ðồng đều không chỉ cảm thấy choáng ngợp bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên, mà còn vô cùng

thấm thía những giá trị tinh thần, nhân văn mà tổ tiên tự ngàn xưa gửi gắm ở chốn này.

49. Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha (Sơn La)

La Ha là dân tộc ít người, định cư nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu. Lễ hội dâng hoa măng (Pang A Nụn Ban) của dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La có từ rất lâu đời, được tổ chức vào trước ngày rằm hằng tháng

trong mùa xuân, mang ý nghĩa cảm tạ những thầy lang chữa khỏi bệnh cho mọi người. Đây cũng là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng có quy mô lớn nhất trong một năm của dân tộc La Ha bởi nó thu hút sự tham gia của hàng trăm người sinh sống tại các xã, huyện lân cận địa phương tổ chức. Họđến Lễ hội để gặp nhau, giao lưu văn hóa - văn nghệ, trao đổi về tình hình bệnh tật và kinh nghiệm chữa trị.

Mùa xuân là mùa măng đắng. Mùa này, Tây Bắc thường ít mưa, nên măng khi mới nhú ăn rất đắng. Có mưa đầu mùa thì loại măng này mới chuyển dần sang ngọt. Măng đắng là món ăn đặc sản của dân tộc La Ha và là loại thuốc gia truyền của thầy lang. Trùng với mùa măng đắng là mùa hoa Mạ Rệ. Đây là họ cây cổ thụ, thân cao, tán rợp rộng, lá to dài, hoa nở thành từng chùm màu vàng đỏ, có mùi thơm như nước hoa. Đây cũng là một vị thuốc trong bài thuốc của thầy lang nên khi tổ chức Lễ hội dâng hoa măng phải có măng đắng và hoa Mạ Rệ.

Lễ hội gồm hai phần: Lễ và Hội.

Phần Lễ là nghi lễ dâng vật phẩm cúng cảm tạ đất trời, sông núi, tổ tiên đã phù hộ cho dân tộc La

Ha mạnh khỏe và mách bảo cho dân tộc La Ha có các loại thuốc lá chữa bệnh.

Phần Hội sôi động, vui vẻ, khẳng định được tính sáng tạo. Các điệu múa xuất phát từ lao động, công việc hằng ngày rất gần gũi với dân tộc La Ha, đồng thời cũng thể hiện mong muốn luôn cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, bản làng trù phú, ít bệnh tật, dòng tộc phát triển, hạnh phúc của dân tộc La Ha.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)