Trong rất nhiều lễ hội văn hóa nước ta, lễ hội chọi trâu là nghi lễ đặc biệt của bà con nông dân trong dịp đầu năm. Lễ hội chọi trâu Hải Lưu được tổ chức vào hai ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại xã Hải Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc để mong cầu mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc bởi nó biểu trưng cho tính cộng đồng và đặc biệt hơn, nó gợi nhớ về cội nguồn cũng như giáo dục tình yêu quê hương sâu sắc.
Việc chuẩn bị lễ hội được diễn ra từ nhiều ngày trước đó. Trước đêm lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng trong niềm hân hoan, phấn khởi của dịp đầu năm mới. Khi trời rạng sáng, mọi người cùng chuẩn bị cho trâu vào sới chọi.
Tùy vào từng năm mà số lượng trâu nhiều hay ít. Trâu được chọn phải đáp ứng những tiêu chuẩn như: ngoại hình đẹp, cân đối, lông màu đen, da trê,… Những chú trâu trước khi bước vào thi đấu đều được chăm sóc, rèn luyện kỹ lưỡng, béo tốt và tràn đầy sinh lực. Nét đặc biệt của Lễ hội chọi trâu Hải Lưu so với nhiều lễ hội chọi trâu khác là ở chỗ trâu chọi không phải do cá nhân nào chăm nuôi, mà do tập thể cùng tham gia nuôi và chăm sóc. Chính nét đặc sắc này khiến bà con nông dân trong vùng thêm gần gũi và thân thiết với nhau hơn.
Thường thì Lễ hội chọi trâu diễn ra ba vòng, mỗi vòng sẽ chọn ra những con trâu khỏe, đẹp và “duyên dáng” nhất. Những chú trâu chọi với cặp sừng dài và to, cong vút lao thẳng vào nhau sau khi người dắt trâu tháo xỏ mũi. Những thế tấn công, khóa sừng của cặp trâu thi đấu nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem. Tiếng chiêng trống, tiếng reo hò bên ngoài càng làm tăng thêm không khí ganh đua giữa những chú trâu hiếu chiến.
tướng đứng sát cột mốc, giáp mặt với tướng bên kia; một sĩđứng giữa dây và một sĩđứng cuối dây nhận lệnh của tướng và thông báo tình hình trận đấu bằng các kiểu phất cờđã thống nhất bí mật từ trước, để bên kia không giải được mật mã nhằm mục tiêu chiến thắng đối phương. Mỗi đội chơi đều nghĩ ra nhiều chiêu trò để cho đối phương mệt mỏi, mất cảnh giác để thừa cơ rút mạnh giành thắng lợi.
Nét độc đáo của hội thi kéo song là người kéo song phải kẹp dây vào nách. Một người kẹp nách trái, một người kẹp nách phải, hai tay nắm cùng một khúc dây, lúc kéo, họ đạp thẳng chân vào thành hố, ngả người ra. Hai người ngồi thành cặp, ngoắc đầu vào nhau, hợp lực để kéo. Động tác được phối hợp nhịp nhàng, nhanh nhạy, chính xác theo cờ hiệu của người chỉ huy. Vì vậy, trò kéo song vừa có tính tập thể, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết và biểu dương sức mạnh và mưu trí của dân chúng trong vùng.
Do sự hấp dẫn của trò chơi, nên cứ đến những ngày hội, người dân trong và ngoài vùng lại nô nức kéo đến địa điểm thi kéo song ở Hương Canh, huyện Bình Xuyên để thưởng thức môn thể thao cổ truyền và cổ vũ tinh thần cho các đội chơi.
56. Lễ hội chọi trâu Hải Lưu (Vĩnh Phúc)
Trong rất nhiều lễ hội văn hóa nước ta, lễ hội chọi trâu là nghi lễ đặc biệt của bà con nông dân trong dịp đầu năm. Lễ hội chọi trâu Hải Lưu được tổ chức vào hai ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại xã Hải Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc để mong cầu mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc bởi nó biểu trưng cho tính cộng đồng và đặc biệt hơn, nó gợi nhớ về cội nguồn cũng như giáo dục tình yêu quê hương sâu sắc.
Việc chuẩn bị lễ hội được diễn ra từ nhiều ngày trước đó. Trước đêm lễ hội là lễ tế Thành Hoàng làng trong niềm hân hoan, phấn khởi của dịp đầu năm mới. Khi trời rạng sáng, mọi người cùng chuẩn bị cho trâu vào sới chọi.
Tùy vào từng năm mà số lượng trâu nhiều hay ít. Trâu được chọn phải đáp ứng những tiêu chuẩn như: ngoại hình đẹp, cân đối, lông màu đen, da trê,… Những chú trâu trước khi bước vào thi đấu đều được chăm sóc, rèn luyện kỹ lưỡng, béo tốt và tràn đầy sinh lực. Nét đặc biệt của Lễ hội chọi trâu Hải Lưu so với nhiều lễ hội chọi trâu khác là ở chỗ trâu chọi không phải do cá nhân nào chăm nuôi, mà do tập thể cùng tham gia nuôi và chăm sóc. Chính nét đặc sắc này khiến bà con nông dân trong vùng thêm gần gũi và thân thiết với nhau hơn.
Thường thì Lễ hội chọi trâu diễn ra ba vòng, mỗi vòng sẽ chọn ra những con trâu khỏe, đẹp và “duyên dáng” nhất. Những chú trâu chọi với cặp sừng dài và to, cong vút lao thẳng vào nhau sau khi người dắt trâu tháo xỏ mũi. Những thế tấn công, khóa sừng của cặp trâu thi đấu nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem. Tiếng chiêng trống, tiếng reo hò bên ngoài càng làm tăng thêm không khí ganh đua giữa những chú trâu hiếu chiến.
Kết thúc lễ hội, bất kể trâu thắng hay trâu thua đều được đem giết thịt, liên hoan tập thể. Mọi người cùng thưởng thức miếng thịt trâu thơm ngon và bàn luận sôi nổi, vui vẻ những pha đấu gay cấn đã diễn ra trong cuộc thi.
Lễ hội chọi trâu Hải Lưu là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của người dân vùng núi trung du phía bắc nước ta.