Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 81 - 83)

Đã từ bao đời nay, câu ca dao quen thuộc vang mãi trong tâm khảm của mọi người mỗi khi về thăm viếng Mộ Tổ và dự Lễ hội đền Hùng là:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người dân Việt Nam từ lâu, đã phát triển thành hệ ý thức văn hóa tinh thần của tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ và thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc: Tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng - những người đã có công tạo dựng cơđồ Việt Nam ngày nay.

Quần thể di tích đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là địa điểm chính thể hiện hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống độc đáo và đặc sắc ấy thông qua Lễ hội đền Hùng.

Lễ hội đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm, tại đền

là cờ ngũ hành, cờ hành thuỷ (màu đen) đi giữa, sau đến đoàn múa rồng biểu hiện cho ý thức cầu nước và là biểu tượng vật thiêng (rồng vàng) từng cứu Đinh Tiên Hoàng thuở hàn vi; rồi tới phường bát âm đi hàng đôi; sau đó là kiệu long đình do bốn chàng trai khiêng, trên đặt một cái choé để đựng nước Thánh, đoàn rước tiến về phía sông Hoàng Long.

Đoàn rước nước đi đến sông Hoàng Long thì xuống thuyền. Có một thuyền rồng (thuyền chính) chèo ra giữa sông làm lễ, sau đó thảđồ vàng mã và đồ lễ xuống sông để tạ ơn Hà Bá. Tiếp đó người chủ tế thả một chiếc vòng tròn bằng vải đỏ xuống sông, nước được múc từ trong vòng tròn này, đổ vào chóe qua một lớp vải đỏ trên miệng. Nước trong vòng tròn vải đỏ được lọc qua lớp vải sẽ càng tinh khiết hơn. Khi nước đã đầy chóe, các thuyền tản ra, quay mũi về bến, riêng thuyền rước chóe nước còn quay sang bên trái rồi mới trở lại bến cũ và tiếp tục cuộc rước nước vềđền.

Lễ tế diễn ra vào ban đêm, được tổ chức đồng thời ở cả hai đền thờ vua Đinh và vua Lê. Bài văn tế chia thành chín đoạn (cửu khúc). Sau khi chủ tế xướng xong một đoạn sẽ có hai người phường nhà trò (một nam - đàn; một nữ - hát) diễn giải lại nội dung đoạn văn tế bằng điệu ca trù. Kết thúc lễ tế, khách hành hương trẩy hội sẽ vào điện thờ ở hai đền dâng hương làm lễ và chiêm bái di tích.

Bên cạnh phần Lễ là phần Hội, du khách có thể tham dự các trò vui, cuộc đấu như: võ, vật, đua thuyền, đánh đu, hát chầu văn, bình thơ, thi thơ, trò

kéo chữ, múa gậy, múa rồng, múa lân hoặc chơi cờ người,...

Độc đáo nhất của Lễ hội Trường Yên là trò “Cờ lau tập trận”, diễn lại sự tích quãng đời chăn trâu thuở nhỏ của Đinh Bộ Lĩnh trên đất Trường Yên.

45. Lễ hội đền Hùng (Phú Th)

Đã từ bao đời nay, câu ca dao quen thuộc vang mãi trong tâm khảm của mọi người mỗi khi về thăm viếng Mộ Tổ và dự Lễ hội đền Hùng là:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ người dân Việt Nam từ lâu, đã phát triển thành hệ ý thức văn hóa tinh thần của tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của mỗi dòng họ và thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc: Tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng - những người đã có công tạo dựng cơđồ Việt Nam ngày nay.

Quần thể di tích đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là địa điểm chính thể hiện hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống độc đáo và đặc sắc ấy thông qua Lễ hội đền Hùng.

Lễ hội đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm, tại đền

thờ các Vua Hùng. Nó được bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước, là thời kỳ lịch sử có thật trong tiến trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và kéo dài cho tới ngày nay. Sự ra đời và tồn tại lâu dài của đền Hùng và Lễ hội đền Hùng cùng tín ngưỡng giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng định niềm tin đối với lịch sử; sự tri ân của các thế hệ con cháu với công lao dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông đi trước. Chính từ ý nghĩa tâm linh thiêng liêng ấy mà Lễ hội đền Hùng đã trường tồn với thời gian, trường tồn cùng lịch sử dân tộc, trở thành quốc lễ chung của cả dân tộc Việt Nam.

Nội dung của Lễ hội đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương chủ yếu gồm hai phần: Lễ và Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm tại đền Thượng; phần Hội diễn ra xung quanh dưới chân núi Hùng.

Phần Lễ mở đầu bằng nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh, thành phố, được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mùng 9, làng nào được Ban Tổ chức cho phép rước kiệu dâng lễ bánh dày, bánh chưng thì đều đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tềđi sau cỗ kiệu rước lễ vật, lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc lễ của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung của đền Thượng. Sau lễ dâng hương, hoa và lễ vật, đại diện lãnh đạo Đảng hoặc chính quyền sẽ thay mặt cho nhân dân cả nước

kính cẩn đọc diễn văn lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được các hệ thống phát thanh, truyền hình đưa tin đểđồng bào cả nước đều có thể theo dõi Lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, mọi hoạt động trên các diễn trường đều tạm ngừng để tăng thêm tính nghiêm trang cho Lễ hội.

Phần Hộidiễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Lễ hội đền Hùng ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn hơn hội đền Hùng xưa. Bên cạnh các trò chơi dân gian được Ban Tổ chức chọn lọc đưa vào phục vụ lễ hội như: đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi giã bánh dày gói bánh chưng, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa Thần,... còn có phần trình diễn văn hóa - văn nghệ của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như chèo, kịch nói, hát quan họ, hát xoan,...

Ý nghĩa tâm linh của cuộc hành hương trẩy hội đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu được của mỗi con người Việt Nam. Tất cả mọi người, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, dân tộc, tôn giáo đang sinh sống trên mọi miền Tổ quốc đều bình đẳng trước Mộ Tổ, đều có quyền tự hào mỗi khi về dự giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội đền Hùng.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)