Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 93 - 95)

Chùa Keo nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Chùa có tên chữ là “Thần Quang tự”, xưa vốn là chùa

Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận đền Hét là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lễ hội đền Hét được tổ chức từ mùng 7 đến 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm, chính hội vào mùng 8 (mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Tý (1288), tướng và quân nhà Trần đã xuất quân đi đánh quân Nguyên tại cửa biển Ðại Bàng - cửa biển Thái Bình ngày nay).

Trong Lễ hội, ngoài phần tế lễ, rước, dâng hương, còn có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao như: thi đấu bóng chuyền, vật cầu, vật đô, kéo co, đua thuyền,... mang sắc thái riêng của cư dân đi biển, vừa để tưởng nhớ vị tướng giỏi một thời, vừa gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương.

Nét đặc sắc nhất trong lễ hội đền Hét mà hiếm có vùng quê nào trong tỉnh có được là thi vật cầu.

Ðây là trò chơi do tướng quânPhạm Ngũ Lão sáng tạo ra để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trò chơi vật cầu vẫn được nhân dân địa phương lưu truyền nguyên bản đến ngày nay. Ðể tham dự trò chơi này, ba thôn trong làng Bích Du sẽ cử ra 18 người chơi là những trai tráng khỏe mạnh, chia thành hai bên tả và hữu, mỗi bên có một tướng, 8 quân. Người được chọn làm tướng là người không những khỏe mạnh mà phải có đức hạnh, gia đình văn hóa. Trước khi bắt đầu trò chơi, 18 người chơi vào đền thắp hương tế thánh sau đó mới ra sân thi đấu. Sân cầu là bãi cát, quả cầu là củ chuối hột lâu năm, nặng khoảng 8kg, được gọt tròn, nhẵn, đặt ở giữa sân. Khoảng cách từ vị trí quả

cầu đến mỗi chiếc bồ (miệng rộng 0,8m) ở cuối mỗi sân là 8m. Khi cuộc vật cầu bắt đầu, người chơi bằng sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khéo léo giành lấy quả cầu đem về bồ của đội mình. Sau một tiếng, đội nào đưa được cầu vào bồ của bên mình nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc. Nếu hòa nhau sẽ phân thắng bại bằng việc ném cầu vào bồ từ một khoảng cách nhất định. Người dân nơi đây tin tưởng rằng, ai đưa được quả cầu vào bồ năm đó gia đình sẽ đầm ấm, vui vẻ, mọi việc suôn sẻ, thuận lợi. Vật cầu đã trở thành môn thể thao độc đáo, thể hiện tính cộng đồng, tái hiện tinh thần thượng võ có một không hai ở vùng quê ven biển này.

Bên cạnh trò thi vật cầu, vật đô cũng là một nội dung quan trọng trong phần Hội của Lễ hội đền Hét. Trước đây chỉ có trai làng tham gia nhưng những năm gần đây nhờ công tác tuyên truyền rộng rãi, nhiều đô vật từ khắp các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương cũng về tham dự. Sau khi cân trọng lượng cơ thểđể phân loại hạng cân thi đấu, các đô vật sẽ thi đấu vòng loại rồi vào thi chung kết. Các trận đấu đều diễn ra trong không khí tưng bừng và sự cổ vũ nhiệt thành của khán giả là những người dự hội.

52. Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Chùa có tên chữ là “Thần Quang tự”, xưa vốn là chùa

Nghiêm Quang của ấp Giao Thủy (tên nôm là Keo) xây dựng vào năm 1061, sau làng tách ra làm hai và đổi gọi là “Thần Quang tự” từ năm 1167.

Mỗi năm, Chùa mở hội hai lần, đó là hội Xuân vào mùng 4 Tết Nguyên đán và Hội chính mùa thu,

từ ngày 13 đến 15 tháng Chín âm lịch. Lễ hội tổ chức vào tháng Chín âm lịch là lễ hội chính của chùa Keo, gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư (ngày 13 tháng 9 là 100 ngày mất, ngày 14 tháng 9 là ngày sinh của Ngài).

Hội Xuân hằng năm mang tính chất nghi lễ nông nghiệp và thi tài với các trò vui như: thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm,… giữa các thành viên và các giáp trong làng. Đồng thời là dịp để người dân địa phương và du khách lễ Phật, cầu mong một năm mới tốt lành.

Lễ hội chính được tổ chức vào tháng Chín âm lịch với nhiều hoạt động phong phú. Ngày chính hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng diễn ra các cuộc thi như: thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng vềđề tài lục cúng.

Ngày 13, mở đầu là lễ rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều và tối là thời gian của các hoạt động.

Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của thiền sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương là đến lễ rước với lễ vật gồm có: đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4

bánh do người kéo; tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ,...

Sang ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước; qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian để phản ánh lối sống của vùng dân cư ven sông, mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)