Các tiêu chí về xã hộ

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 29)

Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho q trình phát triển của tồn xã hội: Du lịch tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tham gia xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa thành thị với nông thôn, nơi gắn với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Các nguồn lợi có được từ hoạt động du lịch phải được chia sẻ, đảm bảo công bằng trong phát triển. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo an toàn cho du khách tại những điểm đến, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.

- Du lịch tạo việc làm và góp phần xố đói giảm nghèo: Bản thân hoạt động du lịch cần đến nhiều lao động sống. Theo Hiệp hội du lịch thế giới thì du lịch trở thành ngành dịch vụ lớn nhất từ thập niên 90 của thế kỷ XX với sự tham gia của hơn 10% lực lượng lao động thế giới.

Đối với ngành du lịch nội dung tạo việc làm có thể xem xét thơng qua chỉ tiêu sự phát triển của các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Khi hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện để một bộ phận lao động xã hội có cơng ăn việc làm, có thu nhập cải thiện cuộc sống, nâng cao dân trí.

Đối với toàn xã hội ảnh hưởng lan toả từ sự phát triển của hoạt động du lịch là rất đáng kể. Khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các nhóm ngành dịch vụ khác như Vận tải, Viễn thơng, Chăm sóc y tế… phát triển. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lan toả từ hoạt động du lịch khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào, sản phẩm lưu niệm cho du khách. Khi các ngành này phát triển sẽ giải quyết được nhiều cơng ăn việc làm hơn góp phần ổn định xã hội.

Ở những vùng nơng thơn miền núi, nơi có thu nhập người dân cịn thấp và điều kiện sinh hoạt còn hạn chế, nhưng chính tại những vùng này lại giàu tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức và hợp lý. Phát triển du lịch bền vững tại những nơi này đảm bảo đem lại lợi ích tối đa có thể cho người nghèo. Sự phát triển du lịch, mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và người nghèo sẽ làm tăng thêm cơ hội cũng như sinh kế cho người nghèo, góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo hiện nay.

Du lịch phát triển phải đồng thời bảo đảm không làm tổn hại đến cuộc sống của cộng đồng địa phương. Ngay từ khi quy hoạch các điểm khu du lịch cần có sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương. Cộng đồng địa phương được tham gia thương thảo, tham gia các hoạt động du lịch vừa góp phần phục dựng lại các giá trị văn hố mang đậm bản sắc dân tộc đã bị mai một, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân bản địa.

- Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du

lịch: Để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững cần có sự tham gia ủng hộ,

hợp tác của cộng đồng dân cư địa phương. Muốn đạt được điều đó thì phải nhận thức được rằng mục tiêu của du lịch trước hết là vì sự phát triển của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Cộng đồng dân cư địa phương hiểu hơn ai hết về tài nguyên và môi trường nơi họ sinh sống. Khi được tham gia và giám sát trong quá trình du lịch thì cộng đồng địa phương sẽ là những người bảo vệ tài ngun và mơi trường. Bên cạnh đó có sự tham gia của người

dân cũng giảm được những yếu tố xung đột có thể xảy ra trong du lịch. Chính vì thế có thể thấy rằng mức độ hài lịng của cộng đồng địa phương cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững của du lịch trong quá trình phát triển.

- Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội hố cao. Hoạt động du lịch tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Các tác động vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Một mặt nhờ có hoạt động du lịch mà các giá trị văn hố lâu đời có điều kiện được phục dựng, quảng bá đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và thoả mãn các nhu cầu của du khách. Mặt khác nếu bị thương mại hố sẽ làm mất đi tính đặc thù của văn hố truyền thống. Do vậy trong q trình phát triển cần phải có sự quản lý bằng các văn bản pháp luật, các quy định và phải đảm bảo khả năng thực hiện. Phát triển du lịch gắn với trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w