Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 34 - 37)

Phát triển du lịch bền vững chịu tác động của nhiều nhân tố như điều kiện về tài nguyên du lịch, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của mỗi khu vực quốc gia cũng như của toàn cầu.

- Tài nguyên phát triển du lịch của địa phương:

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử và các thành phần của chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống con người.

Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Có thể nói tài nguyên du lịch, với sự phong phú đa dạng của nó sẽ là yếu tố thu hút khách du lịch, một trong những nội dung để đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của một đất nước, khu vực có tác động rất lớn đến khả năng và xu hướng phát triển bền vững của ngành du lịch. Theo ý kiến của một số chuyên gia thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc, thì phát triển du lịch bền vững địi hỏi một đất nước phải có kinh tế tương đối phát triển, với hệ thống kết cấu hạ tầng tiện nghi hiện đại điều kiện chính trị, xã hội ổn định là điểm đến an toàn của du khách.

Quy hoạch phát triển du lịch phải nằm trong quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia. Nếu công tác quy hoạch không được quan tâm, hoặc quan tâm chưa đủ mức có thể dẫn tới sự phát triển tự phát, chồng chéo giữa các ngành và hậu quả có thể dẫn tới là phá vỡ cảnh quan môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của du lịch.

Nguồn nhân lực ngành du lịch cũng là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển bền vững của du lịch. Một địa phương có được nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cần phải có đội ngũ lao động có năng lực và trình độ thì mới đảm bảo tính hấp dẫn và sự hứng thú của du khách

- Mối liên kết và hợp tác trong hoạt động du lịch giữa các địa phương

trong nước và quốc tế:

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính quốc tế cao. Đối tượng phục vụ của du lịch là thoả mãn các mong muốn của con người trong quá trình tiêu dùng du lịch. Việc liên kết hợp

tác trong phát triển du lịch sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương đến với các đối tượng du khách. Nhờ có liên kết hợp tác trong du lịch mà học tập được kinh nghiệm của các địa phương, quốc gia, khai thác một cách hiệu quả tài nguyên du lịch địa phương trong phát triển du lịch. Nếu thiếu các hoạt động này thì thị trường khách du lịch khó có thể được mở rộng và ổn định.

- Môi trường kinh doanh du lịch:

Du lịch cũng như bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng cần có mơi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển. Môi trường kinh doanh cần đề cập bao gồm môi trường pháp lý, mơi trường kinh tế vĩ mơ, mơi trường chính trị xã hội.

Một đất nước có mơi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm của quốc gia, địa phương và thông lệ quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững. Ngược lại nó sẽ kìm hãm hoặc làm cho ngành du lịch phát triển không theo quy hoạch kém bền vững.

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, với hệ thống thị trường đầy đủ đồng bộ, chính sách tiền tệ linh hoạt, tài chính cơng minh bạch, hiệu quả; kết cấu hạ hạ tầng hiện đại, tiện ích sẽ có tác động làm cho kinh tế nói chung trong đó có du lịch phát triển tăng trưởng và ổn định.

Mơi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trong nước và quốc tế về phát triển du lịch. Một mơi trường hồ bình thân thiện sẽ là điểm đến an tồn cho khách du lịch là điều kiện để phát triển du lịch bền vững.

- Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và quốc gia:

Ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia đến hoạt động du lịch là rất lớn. Khi kinh tế bị suy thối kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập quốc dân của quốc gia giảm, thu nhập của người dân cũng bị suy giảm. Đối với mỗi quốc gia khi kinh tế bị suy thối thì việc đầu tư, hỗ trợ cho

du lịch bị suy giảm. Còn đối với người dân khi thu nhập bị sút giảm thì mức chi tiêu cũng bị giảm bớt. Trong cơ cấu chi tiêu của họ khoản chi tiêu cho du lịch bị cắt giảm để giành cho các khoản chi tiêu thiết yếu theo hai hướng: cắt giảm chuyến du lịch hoặc sử dụng dịch vụ thấp hơn để tiết kiệm chi phí.

Trước triển vọng phục hồi của kinh tế tồn cầu thì các hoạt động đầu tư cho du lịch được quan tâm hơn. Số lượng khách du lịch cũng tăng lên với các dịch vụ cao cấp để thoả mãn nhu cầu đa dạng của họ.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w