Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 108 - 111)

- Môi trường bị tác động xấu do công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

4. Nhu cầu lao động

3.2.5. Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

tiến Du lịch đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh trong quảng bá du lịch.

Cần phải có những chính sách thu hút các hãng lữ hành mạnh trong ngành để họ đưa Ninh Bình vào chương trình tour chào bán cho khách. Thông qua tiếp xúc, học tập kinh nghiệm của các hãng lữ hành quốc tế sẽ nâng cao năng lực của lữ hành Ninh Bình, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Ninh Bình.

Có kế hoạch, chương trình hợp tác với các quốc gia trong khu vực, giới thiệu Việt Nam là điểm đến, là cửa ngõ đến Đông Dương và các nước ASAEN. Tăng cường tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch, các sự kiện quốc tế chuyên nghiệp do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tổ chức.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng như tạo sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo…

- Đối với các doanh nghiệp:

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật và có trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền quảng bá song phải đảm bảo quảng bá đúng sự thật và không hứa hẹn những điều mà doanh nghiệp khơng thể thực hiện được, nhằm tạo uy tín và lịng tin, thu hút khách du lịch.

Phối hợp và tham gia các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngồi nước do địa phương và quốc gia tổ chức.

Tổ chức đào tạo và tham gia các khoá đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động trong doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị tác nghiệp cũng như nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.

3.2.5. Chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụdu lịch du lịch

Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp nhằm chuyển đổi mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch xây dựng kế hoạch lộ trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2010 - 2015.

Chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và người dân làm du lịch. Trước hết làm tốt công tác liên kết đào tạo với các trung tâm đào tạo của cả nước tập trung vào các lĩnh vực: lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên. Bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các năng khiếu văn hoá nghệ thuật, nhất là bộ mơn nghệ thuật truyền thống.

Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Khai thác các nguồn hỗ trợ đào tạo cho du lịch, đặc biệt nguồn hỗ trợ quốc tế từ các dự án nước ngoài.

Trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch cần phải đảm bảo nguyên tắc cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu của từng đối tượng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch.

Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Cần

tiến hành bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng chuẩn hố trình độ từ cử nhân chun ngành trở lên, có kiến thức sâu rộng về du lịch, thơng thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phịng để có thể đảm đương các cơng việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các điểm, khu du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch. Thực hiện nội dung này thì Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch cần tham mưu cho UBND tỉnh có đề án và lộ trình cụ thể. Nguồn kinh phí đào tạo từ Ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam.

Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp, trực tiếp cung ứng dịch vụ và đảm bảo các điều kiện kinh doanh.

Về nguồn nhân lực thực hiện quản lý doanh nghiệp và quản trị tác nghiệp cần phải được quan tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Các doanh nghiệp cũng cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng để thu hút nguồn nhân lực này. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải có các chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp du lịch có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Về nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm bảo điều kiện kinh doanh, đây là nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng trong thời gian qua, theo khảo sát thực tế số lượng đã qua đào tạo cịn thấp. Thêm vào đó cơng việc đào tạo bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa được các chủ sử dụng lao động quan tâm đúng mức, dẫn tới tình trạng kỹ năng phục vụ chưa cao chưa chuyên nghiệp, tinh thần thái độ, và khả năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch còn hạn chế nhất là khả năng sử dụng tiếng nước ngồi. Để khắc phục tình trạng này cần phải xác định đào tạo nghề một cách cơ bản ở trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Cần phối hợp liên kết với một số trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho đối tượng này.

Khi xác định sản phẩm chính của du lịch Ninh Bình là du lịch sinh thái, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm này. Du lịch sinh thái đòi hỏi người phục vụ du lịch có tri thức rộng và sâu về điểm du lịch sinh thái, có tính chun nghiệp cao. Do đó đào tạo nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái thì cần tập trung vào đối tượng chính là người dân địa phương vì hơn ai hết họ hiểu lịch sử địa lý, phong tục tập quán, văn hố của địa phương mình.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w