Khái quát chung về kinh tế xã hội Ninh Bình

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 44 - 45)

Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, diện tích gần 1400 km2, tổng dân số 898.459 người (điều tra dân số 01/4/2009) với mật độ dân số 642 người/km2. Trên địa bàn có 2 tơn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Dân số theo đạo thiên chúa chiếm 15%.

Ninh Bình có một thành phố, một thị xã và 6 huyện trực thuộc là: Thành phố Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp, các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, n Mơ, n Khánh, Kim Sơn.

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ Miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ Sông Hồng với Bắc Trung Bộ, Giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành Cơng nghiệp vật liệu xây dựng và Du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam. Thu ngân sách đạt 1.420 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/63 tỉnh, thành phố đạt mức thu 1.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp-Xây dựng: 40%; Nông, lâm, ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%. Năm 2009 mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế tồn cầu nhưng tình hình kinh tế xã hội của Ninh Bình vẫn đảm bảo ổn định và tăng trưởng khá. Theo báo báo tổng kết của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,35%; thu ngân sách đạt 2.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế trong GDP: Công nghiệp - Xây dựng: 47,05%; Nông, lâm, ngư nghiệp: 17,93%; Dịch vụ: 35,02% [57, tr.3].

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w