CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH 1 Xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 101 - 102)

- Môi trường bị tác động xấu do công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

4. Nhu cầu lao động

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH 1 Xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển

3.2.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch

Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Điểm tích cực cho Ninh Bình là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, tầm nhìn đến 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2007. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã có nhiều nhân tố thay đổi do đó cần được đánh giá bổ sung kịp thời. Công tác xây dựng quản lý quy hoạch, cần thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành có sự hợp tác của các chuyên gia trong lĩnh vực này và sự tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương. Xây dựng các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch cần chú trọng quy hoạch các điểm khu du lịch. Hoàn thành quy hoạch các khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Vân Long, Kênh Gà - Vân Trình, hồ Đồng Chương, cố đô Hoa Lư, Thung Nắng, Hang Bụt. Hiện nay một số tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng của Ninh Bình đồng thời cũng là nguyên liệu phục vụ phát triển các ngành kinh tế khác do đó cần phải đảm bảo xác định được ranh giới quy hoạch và tiếp tục quản lý chặt chẽ vùng

nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt là vùng nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và các vùng du lịch.

Quy hoạch giao thông phục vụ du lịch đảm bảo kết nối các khu điểm du lịch thuận tiện cho du khách hình thành các tuyến du lịch liên huyện. Việc quy hoạch giao thơng cần đảm bảo yếu tố đồng bộ và tính đến định hướng chung của ngành Giao thông Vận tải bao gồm hệ thống giao thơng đường bộ, đường thuỷ, vị trí xây dựng sân bay taxi và nhà ga đường sắt khi có đường sắt cao tốc chạy qua Ninh Bình. Đồng thời phải tính đến mối liên hệ vùng với các tỉnh lân cận.

Đối với hệ thống cơ sở lưu trú cần phát triển theo quy hoạch đã được duyệt, do phạm vi bán kính từ thành phố Ninh Bình đến các khu, điểm du lịch chính của tỉnh chỉ khoảng 30 km do đó tại các khu điểm du lịch khơng nên đầu tư xây dựng các khách sạn có quy mơ lớn, có thể phá vỡ cảnh quan mơi trường, mà chỉ nên tập trung ở thành phố Ninh Bình.

Bên cạnh đó cần xây dựng các quy hoạch chuyên ngành du lịch khác như: quy hoạch hệ thống làng nghề, hệ thống siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm làm phong phú thêm các dịch vụ du lịch của Ninh Bình.

Cần có những giải pháp hữu hiệu để quản lý và phát triển du lịch theo đúng quy hoạch đã xây dựng. Ban hành thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp, đặc thù về nội dung phương pháp lập quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo mục tiêu là quy hoạch được duyệt làm cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch, quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch, thị trường du lịch; bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w