Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về kết cấu hạ tầng của Chính phủ, các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh và ngành, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Năm 2009 số lượng khách đến Ninh Bình là 2.390.905 lượt, tăng 25,78% so với năm 2008. Trong đó lượng khách quốc tế đạt 601.785 lượt tăng 2,97% với năm 2008, khách nội địa đạt 1.789.120 lượt tăng 35,9% so với năm 2008. Sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách du lịch địi hỏi phải có một đội ngũ lao động đủ đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu để đáp ứng nhu cầu của du khách (xem bảng 2.6).

Tuy nhiên so với một số điểm du lịch khác ở nước ta, thì du lịch Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn về tài ngun, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế, xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch cịn vừa yếu về năng lực chun mơn vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm.

Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2009, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 1.000 người tăng 2,1 lần so với năm 2003. Số lượng lao động trong ngành có trình độ chun mơn về du lịch: trên đại học, đại học, cao đẳng 234 người chiếm 23,4%, trung cấp và nghề 466 người chiếm 46,6%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du lịch) là 221 người chiếm 22,1%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại ngữ phổ biến (Anh - Pháp - Trung) là 360 người chiếm 36%. Riêng đối với lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về cơng tác tại các phịng ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sáp nhập thành Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng, trung cấp 29% [33, tr.2, 5, 10].

Bảng 2.2: Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2001- 2009

Đơn vị: người

STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 trưởngTăng

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w