Những bài học rút ra cho phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 41 - 44)

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương phát triển du lịch trong nước và thế giới cho thấy để phát triển du lịch một cách có hiệu quả và bền vững cần chú trọng các vấn đề sau:

- Phải có nhận thức đầy đủ về phát triển du lịch bền vững: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan ban ngành đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp và đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương cần có nhận thức đúng về phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế, đồng thời phải đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nan ninh quốc phịng, bảo vệ mơi trường sinh thái. Phát triển du lịch bền vững góp phần phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết cơng ăn việc làm, đem lại lợi ích cho tất cả cộng đồng.

- Làm tốt cơng tác quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc phát triển theo quy hoạch: Quy hoạch phát triển du lịch phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của mỗi quốc gia và của từng địa phương. Đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa các ngành, và địa phương ngay từ khâu xây dựng quy hoạch. Trong q trình thực hiện phải có các biện pháp quản lý hữu hiệu và thường xuyên theo dõi đánh giá tác động để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

- Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động ngành du lịch tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh.

- Xã hội hố q trình phát triển du lịch bền vững, nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào phát triển du lịch là rất quan trọng, đặc biệt là những khu, điểm du lịch nhạy cảm với môi trường như ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Vườn Quốc gia. Phát triển du lịch phải tích cực đóng góp vào q trình nâng cao đời sống của tất cả mọi người và phải đem lại các tác động và mối quan

hệ qua lại tích cực đối với các đặc thù văn hố - xã hội. Đóng góp vào sự phát triển đó là tất cả các nhà hoạt động khơng kể của Nhà nước hay tư nhân, tôn trọng lẫn nhau, cùng tham gia vào quá trình này và phải dựa trên các cơ chế hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp: địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Một nội dung khơng thể thiếu đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển đúng hướng. Không khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định lâu dài của ngành du lịch.

Chương 2

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w