Xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 102 - 106)

- Môi trường bị tác động xấu do công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

4. Nhu cầu lao động

3.2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

triển hạ tầng du lịch

Để thu hút khách du khách gần xa, thì mỗi địa phương đều cố gắng xây dựng những sản phẩm độc đáo, mang đậm chất văn hố của địa phương đó. Thực tế cho thấy sản phẩm du lịch tập trung vào những đặc trưng của địa

phương chính là một trong những hình thức khai thác và phát triển du lịch hiệu quả nhất.

Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch, và có nhiều ưu thế về lợi thế so sánh, tuy nhiên trong thời gian qua có thể thấy kết quả của hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tổng số lượt khách đến Ninh Bình tăng cao trong khi doanh thu du lịch còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó là các sản phẩm du lịch ở Ninh Bình chưa phong phú và chưa thể hiện nét đặc trưng của địa phương. Do vậy trong quy hoạch phát triển du lịch cần xác định rõ các sản phẩm du lịch đặc trưng và đầu tư để phát triển các sản phẩm đó theo thứ tự ưu tiên. Cần phải có những khảo sát đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch đang được sử dụng cung cấp cho du khách.

Để biến các tiềm năng thiên nhiên và văn hoá thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn thì một yếu tố quan trọng là có sự phối kết hợp của các nhà khoa học và các chuyên gia du lịch để khảo sát những di tích thắng cảnh địa phương, cùng tìm hiểu phong tục tập quán các dân tộc và cộng đồng dân cư sống trên địa bàn tỉnh để từ đó có kế hoạch đầu tư, bảo tồn và quy hoạch các vùng du lịch.

Căn cứ thực tế tại Ninh Bình thì định hướng chính sản phẩm du lịch của Ninh Bình có thể là du lịch sinh thái và du lịch văn hố - lịch sử, tâm linh. Các loại hình du lịch Ninh Bình có thế mạnh như du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch hồ ven núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao chơi golf, du lịch làng nghề.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và xác định sản phẩm du lịch đặc trưng để triển khai việc đầu tư phát triển. Trong quá trình triển khai cần chú ý một số điểm sau:

- Đầu tư phát triển du lịch khơng phá vỡ những nét truyền thống vốn có của tài nguyên, cần phải tôn trọng và tôn vinh nét đẹp, nét hoang sơ, cổ kính vốn có của nó.

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải đảm bảo theo quy hoạch được duyệt, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm khơng đầu tư tràn lan, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh.

- Cần quan tâm đến các dịch vụ vui chơi giải trí, nhưng phải tạo ra sự khác lạ, có điểm nhấn mang lại ấn tượng mạnh đối với du khách, không nên bắt chước hoặc đầu tư tràn lan "thứ gì cũng có”.

* Một số vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển cần tập trung thực hiện trong thời gian tới:

- Xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp từ 3 - 5 sao. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này đến năm 2015 đảm bảo đáp ứng đủ phòng nghỉ cao cấp cho khách du lịch theo dự báo. Hạn chế cấp phép đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở lưu trú dưới 3 sao trong địa bàn thành phố Ninh Bình

- Tập trung hồn thành nâng cấp, khai thác hợp lý các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt là khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, khu Tam Cốc - Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu Kênh Gà - Vân Trình, khu hồ Đồng Chương, cố đô Hoa Lư, khu nghỉ dưỡng vườn quốc gia Cúc Phương, ven biển Kim Sơn. Cần có phương án xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu du lịch đảm bảo thuận tiện cho khách tham quan.

- Thực hiện việc bảo tồn, nạo vét sông Sào Khê, xây dựng tuyến du lịch trên sông Sào Khê, đặc biệt đoạn từ cố đô Hoa Lư đến thành phố Ninh Bình, phát triển du lịch ban đêm trên sơng. Có những phương án khai thác các sông trên địa bàn tỉnh để phát triển loại hình du lịch trên sơng.

- Cần quy hoạch lại vùng nuôi trồng thuỷ sản tại vùng ven biển Kim Sơn, giữ gìn và đầu tư phát triển rừng phòng hộ ven biển gắn với Giao Thuỷ (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

- Đầu tư phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận. Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề nổi tiếng, gần các khu, điểm du lịch để sản xuất các sản phẩm phục vụ tại chỗ cho du khách. Quy hoạch phát triển cây thuốc nam tại làng Sinh Dược (Gia Sinh, Gia Viễn) để phát triển loại hình du lịch kết hợp với chữa bệnh bằng thuốc nam truyền thống. Phát triển làng nghề nấu rượu Kim Sơn, đưa rượu Kim Sơn trở thành thương hiệu hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Khôi phục và củng cố các lễ hội dân gian, hát chèo, hát xẩm, ca trù, các làn điệu dân ca và rối nước.

Đầu tư hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Khơi phục và khuyến khích phát triển các món ăn ẩm thực truyền thống để giới thiệu với du khách.

Nâng cấp, phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch trước hết là các ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch như điện nước, bưu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, tổ chức khu điều trị riêng cho khách quốc tế. Phát triển và nâng cao dịch vụ vận tải hạ tầng giao thơng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động lữ hành và vận chuyển hành khách. Thu hút đầu tư vào các khu ẩm thực cao cấp, siêu thị, trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cần phải nghiên cứu thiết kế hệ thống nhà mẫu theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những ngơi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, cung cấp thiết kế miễn phí, hướng dẫn xây dựng đối với dân cư đang sinh sống trong các khu du lịch chính, như Tràng An, cố đơ Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động…và các khu tái định cư, nhằm tạo cảnh quan cho khu du lịch, tạo điều kiện cho phát triển loại hình du lịch ở nhà dân, đưa loại hình du lịch này trở thành phổ biến.

Tập trung giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho dân cư, xây dựng chính sách hỗ trợ đất ở, vay vốn ưu đãi để giúp người dân tái định cư, xây dựng nhà ở theo mẫu, từng bước hình thành các làng tái định cư theo hướng làng du lịch sinh thái văn minh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển du lịch.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hồn thành các cơng trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có quảng trường, tượng đài vua Đinh và hội trường 1200 ghế ngồi. Yêu cầu đảm bảo đúng tiến độ xây dựng những dự án du lịch đang triển khai như sân golf 54 lỗ, các khách sạn cao cấp, các cơng trình tu bổ, tơn tạo, khảo cổ tại các di tích lịch sử, văn hố và đề xuất những dự án mới.

Xây dựng thành phố Ninh Bình trở thành thành phố du lịch. Có kế hoạch di rời và khơng xây dựng mới các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố.

3.2.3. Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch

Đảm bảo các nguồn lực về tài chính cho phát triển du lịch. Kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư, xã hội hoá đầu tư. Tranh thủ bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương; hàng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w