Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 57)

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng tương đối hợp lý, đã có đường ơtơ đi đến được tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Tồn tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ, 496 km đường sông nối liền trung tâm thành phố đến các huyện thị và các xã. Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối đều bao gồm đường sắt, đường bộ và đường thuỷ.

- Đường bộ: bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã và đường nội thị, huyện, xã với tổng chiều dài 2.278,2 km.

Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ đã được cải thiện nâng cấp, mở rộng. Đáng chú ý là tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 10, là tuyến đường chủ đạo trong giao lưu kinh tế giữa Ninh Bình với các tỉnh phía Nam cũng như các tỉnh phía Bắc, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hố và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn. Hệ thống giao thông liên thôn liên xã được nâng cấp, rải nhựa, cải tạo, làm mới. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng đặc biệt là phát triển các tour du lịch liên huyện.

- Đường sắt: Ninh Bình có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có bốn nhà ga là: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh, ga Đồng Giao. Đây cũng là một thế mạnh của Ninh Bình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong phát triển kinh tế nói chung, cũng như các tour du lịch đường sắt kết hợp với đường bộ của tỉnh.

- Đường thuỷ: Hệ thống sơng ngịi ở Ninh Bình có mật độ khoảng 0,6- 0,9 km/km2. Lượng nước của các sông khá dồi dào. Mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều, gồm hàng chục con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1.000 km. Con sông lớn nhất là sông Đáy, chảy từ phía Đơng vịng xuống phía Nam ra biển Đơng. Các phụ lưu có sơng Bơi, sơng Hồng Long, sơng Vân, sơng Càn, sơng Vạc, sơng Lạng, sơng Bến Đang. Những dịng sơng này

có độ sâu trên 1m và lịng sơng rộng trên 10m. Độ dốc chung của sơng ngịi là nhỏ, dịng sơng uốn khúc quanh co. Phần lớn các khu du lịch được kết nối bằng hệ thống sơng ngịi. Đây là điều kiện thuận lợi để du khách có thể lựa chọn phương tiện đi lại tham quan du lịch bằng đường bộ hoặc đường thuỷ.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w