Kinh nghiệm về phát triển bền vững

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

- Quần đảo Galapagos phát triển du lịch bền vững: Đây là quần đảo thuộc lãnh thổ Ecuađor được đánh giá là một mơ hình thành cơng về phát triển du lịch bền vững trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, ngay từ năm 1934, Quốc hội Ecuador đã thông qua một số đạo luật cụ thể về nội dung này, đồng thời thành lập một số khu bảo tồn trên các đảo thuộc Galapagos. Đến năm 1959, 95% số đảo và 50.000m2 diện tích của Galapagos đã đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 1964, Quỹ Darwin và Trung tâm Nghiên cứu Darwin được thành lập, đã đóng góp quan trọng cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường tại Galapagos. Năm 1959, Vườn quốc gia Galapagos được thành lập, đẩy mạnh hơn nữa công tác quan trọng này.

Ngày 6/3/1998, Luật Bảo tồn Galapagos chính thức được ban hành, bao gồm các quy định hết sức nghiêm ngặt về bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm; đưa ra các chính sách ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức có các hoạt động bảo vệ mơi trường. Luật Bảo tồn Galapagos đã góp phần giáo dục cư dân địa phương về bảo vệ môi trường, điều tiết hợp lý số dân sinh sống trên đảo, mở

rộng khu vực bảo tồn rộng ra 40 dặm ngồi khu vực quần đảo. Thêm vào đó, 50% số tiền thu được từ hoạt động du lịch sẽ được huy động để hỗ trợ công tác bảo tồn động, thực vật, bảo vệ mơi trường tại Galapagos.

Ngồi ra, một hệ thống quy định đã được đặt ra nhằm hạn chế một cách tối đa tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến môi trường. Khách du lịch đến thăm Galapagos phải nộp một khoản lệ phí là 100 USD và khơng được phép tiếp cận một số khu vực được bảo tồn đặc biệt. Mỗi khi tham quan tại các địa danh cụ thể của Galapagos, du khách phải có cam kết khơng xâm hại môi trường, hệ động, thực vật tại quần đảo và phải chịu sự giám sát của hướng dẫn viên đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ. Theo định kỳ hàng quý, một số tuyến du lịch tại Galapagos được đóng cửa để tránh lượng du khách q đơng, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, hệ sinh thái tại quần đảo này. Năm 1978, Galapagos được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngay sau đó, rất nhiều biện pháp và quy định mới đã được áp dụng, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường tại quần đảo như: xây dựng cơ chế quản lý khu vực dành cho hoạt động du lịch; quy định cụ thể về số lượng du khách tối đa cho các điểm du lịch; xác lập hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về quản lý, giám sát các điểm du lịch; đào tạo, cấp giấy phép cho các hướng dẫn viên du lịch; yêu cầu các hướng dẫn viên đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách, quản lý khách du lịch, tránh các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra với tự nhiên và hệ sinh thái của Galapagos, cung cấp thông tin du lịch chi tiết về Galapagos; xây dựng hệ thống tổng hợp, xử lý thông tin bằng máy tỉnh điện tử…

Với mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động du lịch tại Galapagos được quản lý hết sức chặt chẽ. Quần đảo được chia thành 3 khu vực, trong đó mức độ bảo vệ được tăng dần qua từng khu vực. Đầu tiên phải kể đến là khu vực hạn chế chặt chẽ đối với các hoạt động du lịch, gồm 15 địa điểm

nằm trên 10 đảo thuộc Galapagos. Đây là khu vực đặc biệt phong phú về sinh thái, động, thực vật nhưng rất dễ hứng chịu những tác động khơng tốt từ bên ngồi. Thứ hai là các khu vực có hạn chế đối với các hoạt động du lịch. Khu vực này có nhiều đặc điểm nổi bật về đa dạng sinh học nhưng cũng rất có thể chịu tác động khơng tốt từ bên ngồi. Tại khu vực này, số lượng khách du lịch tham quan được hạn chế. Cuối cùng là khu vực vui chơi giải trí cho du khách. Đây là khu vực cung cấp rất nhiều lựa chọn về vui chơi, giải trí, bao gồm 33 địa điểm tại 4 hịn đảo có cư dân sinh sống. Có thể nói rằng, Galapagos chính là một mơ hình thành cơng về phát triển du lịch bền vững trên thế giới [17].

- Du lịch Thenmala- Kerala, Ấn độ: Đây là mơ hình phát triển du lịch bền vững trên cơ sở xác định và thực hiện đúng quy hoạch phát triển du lịch với ba nhóm sản phẩm được đầu tư phát triển là: Du lịch thân thiện với môi trường, Du lịch sinh thái và Du lịch hành hương.

Du lịch thân thiện với môi trường được phát triển ở ngoại vi khu bảo tồn hoang dã Shenduruney nhằm giảm áp lực lên khu bảo tồn. Du lịch sinh thái được quy hoạch phát triển trong các khu rừng xung quanh. Du lịch hành hương nhằm tạo điều kiện cho du khách đến với các điểm tôn giáo linh thiêng nằm trong khu rừng Sabarimala. Quy hoạch về xây dựng được quản lý chặt chẽ, các cơ sở lưu trú được xây dựng tách biệt và ưu tiên ở những nơi xa rừng. Việc quy hoạch du lịch với ba sản phẩm chính như vậy đã góp phần giảm áp lực lên khu bảo tồn, tăng khả năng hấp dẫn du khách… [17].

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w