Đánh giá tài nguyên du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 53 - 55)

2.1.4.1. Lợi thế

Ninh Bình có vị thế cạnh tranh cao trong vùng đồng bằng Bắc Bộ: hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối trong chuỗi liên hoàn của trục liên kết hướng tâm, là phụ cận không gian của Thủ đơ.

Hầu hết các tài ngun tự nhiên của Ninh Bình khơng chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần t mà cịn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chun đề. Điển hình trong số đó là Vườn quốc gia Cúc Phương và rừng đặc dụng đất ngập nước Vân Long.

Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn quyện với các giá trị văn hố, lịch sử điển hình trong nó.

Các điểm tài ngun của Ninh Bình có mật độ tương đối dày nhưng giá trị của nó khơng mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm thành tuyến du lịch thuận tiện mà không làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm. Sức cạnh tranh của tài nguyên du lịch Ninh Bình độc đáo và đa dạng tạo thành thế mạnh phát triển du lịch hướng về thiên nhiên hoang dã và về cội nguồn với nhiều loại hình du lịch. Tài nguyên văn hố, cố đơ của ba vị Vua và ngun tích khởi phát tơn giáo là cội nguồn tâm linh, điểm đến của những cuộc hành hương. Tài nguyên núi đá không chỉ biểu thị khái qt tiến hố vật chất mà cịn là chứng tích ngun vẹn về hình ảnh của thời biển tiến, biển thối và dấu ấn người Việt cổ trong lịch sử hình thành đồng bằng sơng Hồng. Thiên nhiên - lịch sử - huyền thoại là sự giao hoà giữa con người - thiên nhiên, hiện tại - quá khứ, hiện thực - huyền thoại.

2.1.4.2. Hạn chế

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình đa dạng và phong phú, tuy nhiên nó cũng là nguồn lực để các ngành kinh tế khác khai thác do đó rất dễ dẫn tới xung đột trong sử dụng. Nếu khơng có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và mối liên hệ trong sự phát triển chung giữa các ngành thì rất dễ dẫn đến cảnh quan bị phá vỡ ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch.

Một số lễ hội, làng nghề truyền thống, các nét sinh hoạt văn hố dân gian…trong những năm qua ít được đầu tư tơn tạo nên ít nhiều bị mai một dần, hoặc bị thương mại hoá làm suy giảm yếu tố hấp dẫn của du lịch.

Nguy cơ vi phạm tới khu bảo tồn sinh thái là rất lớn ở các địa điểm như vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn… do dân cư sống liền kề hoặc cư trú xen kẽ, mức sống thấp, tình trạng thiếu việc làm, nhận thức và hiểu biết về bảo vệ

tài ngun, mơi trường cịn kém. Sự giám sát của cơ quan pháp luật còn yếu và thiếu là những yếu tố tiềm tàng đe doạ các khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w