Quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 82 - 85)

1. Nông, lâm nghiệp

2.2.8. Quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương

Quản lý nhà nước về du lịch ở Ninh Bình những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.

Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 422/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, ngày 03 tháng 3 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hố Thơng tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phịng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thơng tin Xúc tiến du lịch và Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Ở các huyện thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hố - Thơng tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng cụ thể. Nhận thức được vấn đề này, công tác quản lý nhà nước tại khu điểm du lịch lớn được quan tâm hơn bằng việc thành lập Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động theo quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2006. Cũng trong năm 2006 tại huyện Gia Viễn nơi có nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh phục vụ du lịch đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện. Ban chỉ đạo ra đời đã hoạt động tích cực trong cơng tác quản lý nhà nước về du lịch.

Cơng tác xây dựng và ban hành các chính sách phát triển du lịch ở Ninh Bình được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở các văn bản luật của Nhà nước đã ban hành và chiến lược phát triển kinh tế xã- hội của quốc gia, Ninh Bình đã xây dựng các đề án và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có du lịch phù hợp với thực tế của địa phương. Tỉnh uỷ Ninh Bình đã có những nghị

quyết chuyên đề về phát triển du lịch, theo đó UBND tỉnh đã cụ thể hố bằng các kế hoạch phát triển giai đoạn 2001-2010, giai đoạn 2010 đến 2020.

Có thể nói Ninh Bình là một trong các tỉnh sớm có các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển du lịch. Ngày 31/7/2006 UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định số 1556/2006/QĐ - UBND về ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu cơng nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu du lịch đều được hưởng nhiều ưu đãi như: ưu đãi về giá thuê đất, mặt nước; vốn đầu tư; lãi suất vay vốn; giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng; thơng tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ xúc tiến kêu gọi đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Quy chế quản lý tại một số khu du lịch đã được ban hành như rừng quốc gia Cúc Phương, khu Tam Cốc - Bích Động.

Nhận thức được những tiềm năng to lớn của du lịch Ninh Bình nên cơng tác xây dựng và quản lý quy hoạch thời gian qua cũng đã sớm được thực hiện và hàng năm có tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ngay từ năm 1994 Ninh Bình đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng có nhiều cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực. Chính vì thế năm 2007, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho Sở Du lịch (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng một số cơ quan Trung ương và các chuyên gia xây dự dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007- 2010 và định hướng phát triển đến 2015. Trong quá trình thực hiện và quản lý quy hoạch đã đạt được nhiều kết quả khả quan: nhiều khu di tích được bảo vệ, các tiềm năng du lịch được khai thác phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên

vì thiếu các quy hoạch chi tiết do đó một số cảnh quan bị sâm hại như khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.

Công tác quản lý kiểm tra giám sát về hoạt động kinh doanh du lịch cũng được tăng cường. Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn pháp luật, chính sách mới liên quan đến hoạt động du lịch. Nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên được được tổ chức cho hàng ngàn lao động. Phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong tồn tỉnh. Tuy nhiên trong cơng tác quản lý kinh doanh du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục: tại nhiều điểm du lịch các loại hình dịch vụ phát triển tự phát, lộn xộn; tình trạng bán hàng tăng, ép giá; hàng hố khơng có hạn sử dụng, khơng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Khu tâm linh chùa Bái Đính, Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư xuất hiện dịch vụ chở khách bằng xe máy, gây khơng ít lộn xộn, mất mỹ quan; dịch vụ trơng giữ xe tự phát, giá cả thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây tâm lý không thoải mái cho du khách. Những hiện tượng níu kéo khách mua hương, đổi tiền, chụp ảnh, mua quà lưu niệm… vẫn còn xảy ra. Đây là những hạn chế mà ngành Du lịch Ninh Bình cần khẩn trương khắc phục để đảm bảo duy trì ổn định và bền vững của hoạt động kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w