Những tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 82)

1. Nông, lâm nghiệp

2.2.7.2. Những tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường

ngun mơi trường

Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với mơi trường, khai thác đặc tính của mơi trường để phục vụ mục đích phát triển du lịch và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của mơi trường. Việc khai thác tiềm năng tài nguyên ở Ninh Bình thời gian qua đã có những tác động khơng nhỏ cả tiêu cực lẫn tích cực đến mơi trường tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa phương.

- Tác động đến môi trường tự nhiên: Phát triển du lịch góp phần làm

cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định một cách rõ nét nhất là những tác động đến các môi trường thành phần như nước, khơng khí, đất và các hệ sinh thái.

Việc giải phóng mặt bằng và san lấp đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông vào các khu điểm du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, khách sạn, hồ nước… ít nhiều làm thay đổi dòng chảy, lưu lượng nước, và chất lượng nguồn nước. Du khách trong hành trình

du lịch xả rác bừa bãi gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng nước mặt bị rửa trôi. Nước thải từ các cơ sở lưu trú, nhà hàng chưa được xử lý triệt để xả trực tiếp vào môi trường cũng là những nguyên nhân làm suy thoái nguồn nước và mơi trường đất. Khí thải động cơ của các phương tiện vận chuyển hành khách, khí thải đun nấu tại các nhà hàng, khí thải do việc thắp hương, đốt vàng mã đã làm cho mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm. Theo đánh giá của Sở Tài ngun Mơi trường Ninh Bình, một số sông suối đã bị ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điển hình là sơng Đáy, con sơng hiện đang có xu hướng ơ nhiễm gia tăng do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, cơng nghiệp từ phía thượng lưu đổ về và do chính chất thải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động du lịch ở Ninh Bình đổ ra. Nước sơng bị suy giảm lượng ơxy hồ tan và hầu hết các điểm quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước mặt trên địa bàn thị xã Tam Điệp ở một số suối chính như suối Tam Điệp, suối Bị… bị ơ nhiễm bởi các chất hữu cơ: như nồng độ nitrit, nitrat cao gấp 2,6 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Rác thải, nước thải do tập trung quá nhiều tại khu vực chùa Bái Đính, khu Tam Cốc - Bích Động khơng được xử lý đúng cách làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước. Các hoạt động của người dân địa phương khai thác đá cảnh, cây cảnh, cây làm thuốc để bán, săn bắn chim thú đáp ứng nhu cầu món ăn đặc sản của khách du lịch ở khu vực gần đền vua Đinh, đền vua Lê làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng. Khi môi trường bị xâm lấn, trạng thái ồn ào, ô nhiễm mơi trường thành phần đã làm thay đổi tập tính sinh trưởng của các loài động, thực vật nhạy cảm với các biến động của môi trường.

- Tác động về kinh tế - xã hội: Bên cạnh các tác động tích cực của hoạt

động du lịch như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập đặc biệt là cho người dân địa phương, phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng du lịch. Làm sống lại những truyền thống và nghề thủ công cũ đã bị mai một hoặc đã biến mất, tạo ra những vật kỷ niệm, mỹ nghệ phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường từ

đó bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hoá bản địa. Nghề thêu ở Ninh Hải, nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân trước đây chưa phát triển, nhưng từ khi hoạt động du lịch được quan tâm đẩy mạnh thì các làng nghề này đã trở nên nổi tiếng. Theo Sở VH,TT&DL Ninh Bình tại các khu du lịch như Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Vân Long đã thu hút hàng ngàn lao động tham gia chở đò cho khách du lịch. Nguồn thu từ vé đò theo quy định hiện hành của tỉnh, được để lại đơn vị thu 100% trong đó chi trả cho người lao động là 75%.

Tuy nhiên các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch là khơng nhỏ. Phát triển du lịch, thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân cư địa phương do đó làm mất cơ hội thu nhập do các nguồn thu nhập truyền thống khơng cịn, nhất là đối với sản xuất lương thực. Việc phát triển nhanh hoạt động du lịch không cân xứng với các điều kiện kết cấu hạ tầng sẽ tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thơng, tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí, q tải trong dịch vụ giao thơng. Một số lễ hội bị thương mại hố làm mất đi tính trang trọng và bản sắc địa phương. Vì mục tiêu lợi nhuận, làm thay đổi một số thói quen nghề nghiệp truyền thống, hoặc mua những sản phẩm do địa phương khác sản xuất để bán cho khách du lịch, tạo ra sự thất thốt trong du lịch. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh dễ lan truyền làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân địa phương.

2.2.7.3.Công tác tu bổ, tôn tạo các di tích danh thắng

Theo thống kê, tỉnh Ninh Bình có 795 di tích lịch sử, văn hố với 225 ngơi chùa, 242 đình làng… Ngồi ra cịn có 280 nhà thờ, trong đó có 73 nhà thờ giáo xứ, 207 nhà thờ họ.

Các di tích và danh thắng tiêu biểu là quần thể di tích Cố đơ Hoa Lư, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức thánh Nguyễn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu sinh thái hang động Tràng An, chùa Bái Đính… Các lễ hội tiêu biểu, như: lễ hội Cố đơ Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi… Trong số 35 làng nghề truyền

thống có các làng nghề nổi tiếng, như: làng nghề mộc Ninh Phong, nghề chạm khắc đá Ninh Vân, nghề chế biến cói Kim Sơn, thêu ren Ninh Hải…

Thực hiện Nghị Quyết TW5 (khoá 8) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện Luật Di sản văn hoá, những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến việc tổ chức thực hiện Luật Di sản văn hố, tạo bước chuyển về nhận thức, vai trị, vị trí của di sản văn hố trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cơng tác quản lý quy hoạch, bảo vệ, sưu tầm, trùng tu, tơn tạo, phát huy giá trị văn hố của các di tích lịch sử và danh thắng được quan tâm và đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đến nay, Ninh Bình đã có 78 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 110 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tỉnh cũng đã xây dựng được 2 nhà bảo tàng, một của tỉnh, một của thị xã Tam Điệp.

Từ năm 2003-2008 tỉnh đã huy động các nguồn đầu tư, trị giá gần 100 tỉ đồng để chống xuống cấp di tích lịch sử văn hố. Trong q trình tu bổ, tơn tạo di tích đều có sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đạt tiêu chuẩn về kỹ, mỹ thuật, ngăn chặn được sự xuống cấp nghiêm trọng của những di tích quan trọng. Riêng với di tích quốc gia Cố đô Hoa lư, tỉnh đã tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể và đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2003. Năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội, tỉnh đã và đang triển khai dự án tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hố trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư (gồm 13 di tích), triển khai thực hiện dự án xây dựng quảng trường Trung tâm Thành phố, tượng đài vua Đinh Tiên Hồng, sân tổ chức lễ hội Cố đơ Hoa Lư…Việc quản lý di sản văn hố cũng có sự phân cấp rõ ràng, tránh được sự

chồng chéo hoặc vô chủ - một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp của di tích.

Thực hiện chương trình mục tiêu "Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể” những năm qua tỉnh đã quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu như: Sưu tầm và phát hành tập sách “Truyền thuyết Hoa Lư”, “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê”, “Hát Chầu văn”, “Hát xẩm”…Việc triển khai sưu tầm các giá trị văn hố phi vật thể đã góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc trong thời kỳ hội nhập. Nguồn thu từ vé tham quan danh lam thắng cảnh tuỳ từng tuyến du lịch được để lại cho đơn vị thu từ 35% - 80%, số còn lại được phân phối nộp cho ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện 30%, ngân sách xã 20%, đã góp phần gìn giữ bảo vệ các di tích và cảnh quan thiên nhiên [55].

Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách địa phương và các chương trình mục tiêu quốc gia, nhờ cơng tác xã hội hố đã thu được số vốn đáng kể từ tiền công đức của các nhà hảo tâm để tu bổ một số di tích đã bị xuống cấp, góp phần gìn giữ các di tích lịch sử văn hố danh thắng của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá cũng đang đặt ra những vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm giải quyết. Đó là tình trạng xuống cấp của các di tích, kể cả một số di tích cấp quốc gia. Cụ thể, trong tổng số gần 800 di tích, thời gian qua mới có 47 di tích được Nhà nước đầu tư nâng cấp bằng chương trình mục tiêu quốc gia. Nhiều địa phương chưa có chế độ thoả đáng cho người trơng coi di tích. Một số quần thể di tích khi đưa vào khai thác phục vụ mục đích du lịch vẫn cịn để xảy ra tình trạng chèo kéo khách mua hàng, cảnh quan môi trường chưa thực sự sạch, đẹp…

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w