Các tiêu chí về mơi trường

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cũng như các giá trị văn hoá, nhân văn nên du lịch chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của môi trường và môi trường được xem là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Các tiêu chí cơ bản được xem xét là:

- Tỷ lệ các khu điểm du lịch được bảo vệ: Mục tiêu của phát triển du

lịch bền vững là nhằm khai thác một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tránh việc sử dụng quá mức và lãng phí tài nguyên nhất là tài ngun tự nhiên khơng thể tái tạo. Đánh giá tính bền vững của các khu, điểm du lịch cũng như ngành du lịch nhất thiết phải dựa vào tỷ lệ các khu, điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo. Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như số lượng các khu, điểm du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư bảo vệ với tỷ lệ cao.

Theo tổ chức du lịch thế giới nếu tỷ lệ này vượt qua 50% thì được đánh giá là phát triển bền vững.

- Quản lý áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch: Quản lý áp lực từ hoạt động du lịch lên môi trường thực chất là việc giới hạn các tác động tiêu cực từ du lịch lên mơi trường, trong đó việc giới hạn và quản lý “sức chứa” của khu, điểm du lịch đó được đặt lên hàng đầu. Bản chất của công việc này là hạn chế lượng khách du lịch tập trung quá đông tại một khu, điểm du lịch trong cùng một thời điểm. Mục tiêu của phát triển bền vững là đem lại sự phát triển, tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, lâu dài. Do đó việc khai thác quá giới hạn cho phép của khu, điểm du lịch sẽ đưa lại những tác động tiêu cực, làm suy giảm tính bền vững của khu, điểm du lịch, phá vỡ khả năng phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho cơng tác bảo tồn, tôn tạo và

bảo vệ môi trường: Tài nguyên du lịch khi được khai thác phục vụ mục đích

du lịch đều đem lại một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nói chung và cộng đồng địa phương nói riêng. Nguồn thu này có được từ việc bán vé tham quan, vé cho các dịch vụ vui chơi giải trí, từ việc bán các sản phẩm lưu niệm hay các đặc sản địa phương… và được tính vào doanh thu của ngành du lịch. Sự đóng góp của ngành du lịch cho bảo tồn được thể hiện thơng qua tỷ lệ doanh thu được trích lại cho địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch để phục vụ công tác bảo tồn, tơn tạo. Tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại càng cao chứng tỏ rằng khả năng phối hợp liên ngành tốt, và mặc dù có thể có trường hợp khoản doanh thu trích lại khơng được sử dụng vào mục đích bảo tồn, tơn tạo các nguồn tài ngun nói trên những cũng có thể cho thấy mức độ phát triển bền vững của du lịch.

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Công tác quy hoạch phát triển du lịch về bản chất là quá trình tổ chức quản lý, phát triển du lịch từ cơng tác bảo vệ, quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch, hạ tầng du

lịch đến quản lý kinh doanh du lịch, khai thác sử dụng tài nguyên, sản phẩm du lịch theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển du lịch theo quy hoạch đảm bảo hài hồ giữa kinh tế, xã hội và mơi trường. Chính vì thế mà số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững trong mục tiêu phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu ThS kinh tế phát triển phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w