Mơ hình đánh giá tác động của chính sách

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 32 - 35)

1.3.1. Khái niệm

Thuật ngữ “mơ hình” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều tài liệu nghiên cứu và học tập. Trong Giáo trình Tốn Kinh tế, (2006) “Mơ hình của một đối tượng

là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng; sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và được trình bày, thể hiễn diễn đạt ý nghĩ đó bằng lời văn, chữ viết, sơ đồ, hình vẽ… hoặc một ngơn ngữ chun ngành”.

Như vậy có thể thấy mơ hình là sự trình bày đơn giản hóa ý nghĩ của người nghiên cứu về một vấn đề, đối tượng nào đó. Nếu đối tượng đó là lĩnh vực kinh tế, gọi là mơ hình kinh tế.

Về hình thức biểu hiện, “mơ hình” có thể được trình bày dưới dạng một hình vẽ, một biểu đồ, mội khái niệm hoặc có thể là các phương trình tốn học… Mục đích là để làm đơn giản hóa khối lượng thơng tin để nhà nghiên cứu dễ hình dung, xử lý, phân tích và đánh giá. Mơ hình kinh tế được trình bày bằng ngơn ngữ tốn

học, gọi là mơ hình tốn kinh tế. Đây là thuật ngữ, nội dung chính mà luận án sẽ sử dụng trong Chương 3 của luận án.

Trong thực tế nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề của đời sống kinh tế, xã hội, chúng ta có thể quan sát, ghi chép lại các hiện tượng để rồi đúc rút ra kinh nghiệm, bài học và tìm ra quy luật vận động. Ngồi ra các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thí nghiệm để tạo ra các hiện tượng tương tự hoặc trực tiếp tác động lên đối tượng cần quan sát, để phân tích, tìm ra quy luật vận động, phát triển của đối tượng. Tuy nhiên những vấn đề kinh tế, xã hội có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và có quy mơ lớn… mà chúng ta khơng thể trực tiếp quan sát, hoặc thí nghiệm được lúc đó cần phải có nghiên cứu, suy luận gián tiếp khái quát hóa, đơn giản hóa, thành các mơ hình cụ thể. Trong trường hợp này, người nghiên cứu cần phải gọt bỏ những sự kiện và ước tính giá trị khơng thiết yếu nhằm phơi bày ra những mối quan hệ cơ cấu giữa những biến số quan trọng để có thể dự đốn được những kết, quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Từ các khái niệm trên đấy cho thấy, “Mơ hình đánh giá tác động của chính

sách giảm nghèo là q trình đơn giản hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra và lược bỏ những yếu tố khơng cần thiết để phân tích, ướng lượng những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách đến đối tượng là hộ nghèo”. Mơ hình đánh giá tác động của

chính sách giảm nghèo thể hiện bằng hình vẽ, hoặc phương trình tốn học tùy thuộc vào mục đích, cách thức của người đánh giá. Mục đích cuối cùng của việc xây dựng mơ hình đánh giá tác động chính sách là so sánh kết quả đã thực hiện dưới tác động của chính sách với kết quả có thể đã xảy ra trong điều kiện khơng có chính sách.

1.3.2. Phân loại

Để có có sở phân tích, đánh giá chính sách, các nhà nghiên cứu phải tiến hành khảo sát, thu thập và phân tích thơng tin. Hiện nay phổ biến có hai phương pháp thu thập thơng tin phục vụ cho việc đánh giá tác động của chính sách là phương pháp định tính và định lượng (Shahidur R. Khandker và cộng sự, 2010). Phương pháp định tính là thu thập, phân tích thơng tin từ các báo cáo, các văn bản chính sách hoặc tổ chức phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, đánh giá nhanh với đối tượng thụ

hưởng chính sách... trên cơ sở đó sử dụng các cơng cụ phân tích thơng tin định tính để tìm ra các loại hình tác động, những tác động mà đối tượng chính sách có thể được hưởng. Phương pháp định tính cũng có thể cung cấp bức tranh tổng thể về môi trường, bối cảnh văn hóa, xã hội, thể chế… của chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Trong thực tế phương pháp này được sử dụng khá phổ biến vì có chi phí ít tốn kém và dễ thực hiện.

Phương pháp đánh giá tác động định lượng được thực hiện bằng cách thu thập thông tin thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi. Phương pháp này sẽ cung cấp thơng tin mang tính phổ biến, đo lường mức độ tác động và ước lượng các tác động khác khơng phải do chính sách đó tạo ra (Shahidur R. Khandker và cộng sự, 2010). Thông thường việc thu thập thơng tin định lượng về chính sách giảm nghèo được thực hiện trên quy mơ lớn, địa bàn rộng, chi phí tốn kém. Mặt khác việc xử lý thông tin định lượng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, người đánh giá phải am hiểu về thống kê, kinh tế lượng… nên hiện nay phương pháp này ít được thực hiện ( Jean- Pierre Cling và cộng sự, 2008). Trong thực tế, cũng có một số nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp thu thập thơng tin định tính và định lượng để đánh giá tác động của chính sách.

Luận án sẽ chủ yếu lựa chọn phương pháp định lượng để đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến đồng bào DTTS.

Đánh giá tác động định lượng của chính sách có hai loại là đánh giá tiên nghiệm và hội cứu (Shahidur R. Khandker và cộng sự, 2010) hay một số tài liệu gọi là đánh giá trước trước khi chính sách được thực hiện, hoặc sau khi chính sách đã kết thúc. Đánh giá trước là phân tích, xem xét những tác động tiềm tàng của chính sách để đề xuất các giải pháp cho phù hợp. Về phương pháp có thể sử dụng một số mơ hình giả định để mơ phỏng chính sách và tác động của chính sách trong tương lai nếu chính sách đó được thực hiện (Todd và Wolpin, 2006). Hiện nay ở nước ta, đánh giá trước chính sách là yêu cầu bắt buộc trong quy trình xây dựng chính sách cơng được quy định trong Luật Đầu tư công năm 2015 và thường được thực hiện bởi cơ quan xây dựng chính sách, hoặc do đơn vị tư vấn độc lập thực hiện trước khi

trình chính sách đó lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ như xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, sau khi dự thảo xong Chủ trương đầu tư Chương trình, cơ quan xây dựng cần xây dựng báo cáo đánh giá tác động của Chương trình kèm theo hồ sơ để trình Quốc hội thơng qua. Đây là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ của Chương trình.

Đánh giá sau chính sách là phân tích, đánh giá tác động thực tế sau khi chính sách thực hiện ảnh hưởng đến đối tượng như thế nào (Đỗ Phú Hải, 2014). Đánh giá tác động sau khi chính sách được thực hiện một thời gian để xem xét hiệu quả đạt được của chính sách là gì, tác động thực tế của chính sách đến đối tượng như thế nào, so sánh với kỳ vọng ban đầu đặt ra. Việc đánh giá sau khi chính sách được thực hiện một thời gian có ý nghĩa quan trọng, để xem xét có tiếp tục thực hiện chính sách đó nữa hay khơng, hoặc nếu tiếp tục thì thay đổi, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp. Trong thực tế đánh giá tác động định lượng sau chính sách có thể tốn kém chi phí hơn so với đánh giá trước chính sách vì địi hỏi phải thu thập dữ liệu về các kết quả thực hiện chính sách ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Kết quả đánh giá trước chính sách có vai trị khá quan trọng, là cơ sở để đánh giá sau chính sách đối chiếu, so sánh. Đối với chính sách giảm nghèo, đánh giá sau chính sách là xem chính sách sau khi thực hiện đã tác động như thế nào đến hộ nghèo, lợi ích họ được hưởng là gì về thu nhập, đời sống, mơi trường, năng lực…

Như vậy đánh giá tác động của chính sách cũng có nhiều loại hình thực hiện. Nếu theo thời gian thực hiện chính sách thì có đánh giá trước và sau khi chính sách được thực hiện. Còn phân loại theo phương pháp thu thập và phân tích thơng tin thì có đánh giá tác động định tính và định lượng chính sách. Luận án sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp đánh giá định lượng sau khi chính sách.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w