- Như vậy tổng quan nghiên cứu cho thấy các chính sách về giảm nghèo là các giải pháp của chính phủ để tác động đến tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo. Những yếu tố tác động làm tăng thu nhập của hộ gia đình gồm 3 nhóm yếu tố chính: Nhóm yếu tố từ cộng đồng; nhóm yếu từ hộ gia đình và nhóm yếu tố chính sách. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc thiết kế, điều tra, khảo sát đánh giá chính sách giảm nghèo được chính xác hơn. Bởi rõ ràng, “chính sách” chỉ
là một trong 3 yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Ngoài ra các yếu tố từ cộng đồng như đất đai, cơ sở hạ tầng, môi trường xã hội và hộ gia đình gồm nhân lực, lao động, học vấn… cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ gia đình. Đây sẽ là những nhóm biến phụ thuộc và độc lập được lựa chọn vào xây dựng mơ hình đánh giá chính sách ở phần sau.
- Nghiên cứu đánh giá chính sách giảm nghèo đã được các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế quan tâm, thực hiện từ lâu. Về lý thuyết, có 3 loại hình đánh giá chính sách chủ yếu gồm: Đánh giá q trình xây dựng và thực hiện chính sách; đánh giá kết quả thực hiện chính sách và đánh giá tác động của chính sách. Về cách tiếp cận trong đánh giá chính sách có đánh giá trước (tiên nghiệm) và đánh giá sau (hậu kiểm) chính sách. Về phương pháp thu thập thơng tin có thu thập thơng tin định tính và định lượng.
- Các nước trên thế giới đã quan tâm, tổ chức đánh giá tác động, lượng hóa kết quả thực hiện chính sách từ khá sớm. Họ rất muốn biết xem khi hàng tỷ đô la bỏ ra
để thực hiện chính sách thì sẽ mang lại hiệu quả như thế nào, làm thay đổi bao nhiêu % thu nhập của hộ nghèo…Vì vậy các nhà nghiên cứu đã thiết kế, xây dựng mơ hình kinh tế lượng, để ước lượng, kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm thực hiện chính sách và nhóm khơng thực hiện chính sách. Có 4 phương pháp chính, mà các nhà nghiên cứu hay sử dụng để đánh giá tác động chính sách gồm: Phương pháp điểm xu hướng, Phương pháp DID, phương pháp tính tốn biến cơng cụ và phương pháp gián đoạn hồi quy và tuần tự. Nếu có dữ liệu gốc (điều tra đầu kỳ) và dữ liệu cuối kỳ, thì hai phương pháp chính sử dụng là: Phương pháp điểm xu hướng và Phương pháp DID. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp để đánh giá tác động của chính sách là khá linh hoạt, có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
- Thời điểm thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận thấy ở Việt Nam, các cá nhân hay các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu về đói nghèo và thực hiện đánh giá các chính sách giảm nghèo, nhưng chủ yếu là thực hiện đánh giá quy trình tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiên. Cịn đánh giá tác động của chính sách XĐGN thì hạn chế, nếu có cũng chỉ so sánh thống kê, hoặc kiểm định xem chính sách có tác động đến hộ nghèo hay không, chưa đo lường được mức độ ảnh hưởng.
Nhiều câu hỏi về quản lý, nghiên cứu đang đặt ra trong thực tiễn nhưng chưa được lý giải như: Chính sách giảm nghèo hiện nay tác động đến đời sống (chủ yếu là kinh tế) của hộ gia đình như thế nào? Thơng thường một chính sách giảm nghèo có nhiều mục tiêu thực hiện như hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nâng cao năng lực… vậy mức độ đóng góp, ảnh hưởng của từng nội dung đầu tư đến giảm nghèo của hộ gia đình như thế nào? Nhóm hộ nào được hưởng lợi nhiều hơn từ chương trình giảm nghèo (Hộ người Kinh hay hộ người DTTS)… Những vấn đề này cịn tìm thấy rất hạn chế trong các nghiên cứu ở Việt Nam.
- Ở nước ta các chính sách giảm nghèo gồm nhiều mục tiêu, nội dung đầu tư. Trong khi đó, khi thiết kế chưa quan tâm, thiết kế nội dung đánh giá chính sách theo quy chuẩn và dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Vì vậy dẫn đến thiếu cơ sở dữ liệu để thực hiện đánh giá, thiếu nguồn lực thực hiện. Đây là những cái khó để tổ chức thực hiện đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo ở nước ta.