Tình trạng nghèo

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 65 - 70)

GIẢM NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.1.2. Tình trạng nghèo

- Tỷ lệ nghèo của hộ gia đình người DTTS cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước.

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 14% dân số, nhưng đồng bào DTTS đang ngày càng trở thành đối tượng nghèo chính của cả nước. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 20,7%, trong khi đó tỷ lệ nghèo trong đồng bào DTTS là 66,3%, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc Kinh là 12,9%. Tỷ trọng người DTTS trong tổng số người nghèo của cả nước đã tăng từ 20% năm 1993 lên 47% năm 2010 (WB, 2012) và đến năm 2015 là 57% (TCTK, 2015).

Bức tranh về nghèo của cả nước năm 2015 đã có nhiều thay đổi tích cực, mặc dù chuẩn nghèo đã được điều chỉnh tăng lên so với tình hình thực tế, xong tỷ lệ nghèo chung của cả nước là 7% thì tỷ lệ nghèo nhóm DTTS lên đến 23%, cá biệt có những nhóm DTTS tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên 70%, như La Hủ, Mảng và Chứt.

Một số nhóm các DTTS khác có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, dao động quanh mức 60% là Ơ Đu, Co, Khơ Mú và Xinh Mun. (TCTK, 2015). Các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ nghèo kinh niên trong cộng đồng các DTTS cịn rất cao, ước tính 47,1% (Viện KHXH, 2011)

Cùng với nghèo là sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Số liệu từ VHLSS (2012) cho thấy, phần lớn đồng bào DTTS sống tại vùng khó khăn và ĐBKK, thu nhập bình quân/người ở các xã này chỉ bằng 1/6 thu nhập bình quân/người của cả nước. Năm 2001 chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất và nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 5,22 lần, các tỉnh Tây Nguyên là 10,9 lần. Đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 6,8 lần ở các tỉnh miền núi phía Bắc và 12,9 lần ở các tỉnh Tây Nguyên.

Các DTTS chủ yếu sinh sống tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới là các khu vực khó khăn, bất lợi cả về tự nhiên kinh tế - xã hội và mơi trường. Tỷ lệ đơ thị hóa của nhóm DTTS thấp hơn 3 lần so với dân tộc Kinh (12,7% so với 32,5%). Nơi cư trú của đồng bào DTTS tập trung chủ yếu ở vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, nhiều núi đá, độ dốc lớn; địa bàn rộng nhưng ít diện tích đất sử dụng và đất sản xuất; nhiều nơi lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt.

Bảng 2.4: Tỷ lệ thiếu lương thực giai đoạn 1993-2012 (%)

Tiêu chí 1993 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Trung bình cả nước 24,9 15 10,9 7,4 6,7 4,3 2,8 1,6 Trung bình nơng thơn 29,1 18,6 13,6 9,7 8,7 9,2 3,7 2,2 Nhóm đa số 52,0 41,8 41,5 34,2 29,2 31,2 0,7 0,3 Các dân tộc thiểu số 20,8 10,6 6,5 3,5 3,2 3,2 16,9 10,0

Số liệu trên cho thấy, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm nghèo, nhưng đến năm 2010 vẫn còn hơn một nửa đồng bào DTTS ở Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo, cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo chung của cả nước và gấp 5 lần tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc đa số (dân tộc Kinh). Điều đáng quan tâm là tỷ trọng hộ nghèo ngày càng tập trung vào hộ người DTTS. Đến năm 2015 số hộ nghèo là người DTTS chiếm 57% số hộ nghèo của cả nước trong khi dân số chiếm gần 14%. Điều này cho thấy hộ nghèo DTTS đang và sẽ là đối tượng giảm nghèo khó khăn nhất, địi hỏi phải các ngành chức năng phải có nhiều đổi mới trong cơng tác xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 3 ngun nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo trên của nhóm hộ DTTS như trên gồm:

- Nhiều hộ gia đình người DTTS khó khăn về đất sản xuất

Đất, nước và vốn là các yếu tố đầu vào rất quan trọng để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên do đặc thù địa bàn cư trú ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đất dốc, nhiều nơi chỉ có núi đá, nên thiếu đất sản xuất, canh tác đang là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo DTTS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay sản xuất nơng, lâm nghiệp là sinh kế chính của người DTTS. Hiện có 90% lao động người DTTS sinh sống bằng nghề nơng, lâm nghiệp; cịn trên 300 ngàn hộ DTTS nghèo thiếu và khơng có đất ở, đất sản xuất dẫn (UBTVQH, 2012)

Đối với những hộ có đất sản xuất, thì chất lượng và hiệu quả sử dụng đất cũng kém hơn những hộ dân tộc Kinh. Theo điều tra về tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (2010) của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, phần lớn đất của người DTTS nằm trên địa hình hơi dốc và dốc. Chỉ có 29% số mảnh đất của các hộ DTTS nằm trên địa hình bằng phẳng, tỉ lệ này chỉ bằng 1/3 so với của hộ Kinh-Hoa; khoảng 80% đồng bào vùng cao các tỉnh phía Bắc và miền Trung sống ở nơi có độ cao và độ dốc lớn, diện tích đất nơng nghiệp có thể canh tác được chỉ chiếm từ 7% đến 10% diện tích tự nhiên (http://www.qdnd.vn).

Vị trí khơng thuận lợi của mảnh đất cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong sản xuất cho các hộ DTTS. Có tới hơn 60% các hộ DTTS nói rằng họ gặp phải vấn đề trên đất sản xuất của họ, so với 40% hộ Kinh- Hoa. Thiếu nước, xói mịn, sạt lở đất và đất lẫn đá, đất sét là những vấn đề tiêu biểu mà đất canh tác ở các vùng cao thường gặp phải. Trong khi ở các vùng thấp và vùng đồng bằng hệ thống thủy lợi đã được xây dựng khá hồn chỉnh thì ở các vùng cao tưới tiêu vẫn là vấn đề lớn của các hộ. Chỉ có 41,5% số mảnh đất của hộ DTTS được tưới tiêu, so với 81% mảnh đất có tưới tiêu của hộ Kinh Hoa (IPSARD, 2010). Những vấn đề bất cập về đất sản xuất như trên dẫn đến hiệu quả sử dụng đất của nhóm hộ DTTS thấp hơn hẳn so với nhóm hộ Kinh-Hoa. Theo báo cáo của VAHRS (2010) năng suất trung bình của hộ DTTS đều thấp hơn hộ Kinh-Hoa về cả cây lương thực, cây công nghiệp cũng như cây ăn quả. Kể cả ở một số nhóm cây trồng mà hộ DTTS có nhiều lợi thế như ngơ (năng suất hộ DTTS là 3,5 tấn/ha so với 4,1 tấn/ha hộ Kinh-Hoa), sắn (8 tấn/ha so với 15,5 tấn/ha), cà phê (1,9 tấn/ha so với 4 tấn/ha).

Như vậy rõ ràng doanh thu và lợi nhuận trung bình từ cả 3 hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của hộ DTTS đều thấp hơn so với hộ Kinh-Hoa từ 1,5 đến 2 lần, tính trên cùng một diện tích đất sản xuất. Trên cùng một diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, các hộ Kinh-Hoa bỏ ra chi phí lớn hơn, nhưng cũng thu về doanh thu và lợi nhuận lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần so với hộ DTTS. Đây là một nguyên nhân lớn dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ngày càng cao trong vùng DTTS.

- Kết nối cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS

Kết nối hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất và đời sống của hộ gia đình. Các số liệu từ kết quả điều tra thực trạng 53 DTTS (2015) cho thấy, hiện cịn 28% thơn, bản chưa có đường giao thơng nơng thơn được cứng hóa. Trong khi đó khoảng cách trung bình từ nhà đến các chợ để trao đổi hàng hóa, mua bán dụng cụ, đầu vào phục vụ sản xuất là tương đối xa, trung bình khoảng 9.1km, có một số dân tộc có khoảng cách rất xa trên 22 km như: Ơ Đu (70 km), Rơ

Măm (58km), Hà Nhì (39 km), Cống, Mảng, La Hủ, Lự, Khơ Mú, La Ha, Gié Triêng, Si La và Co.

Việc hạ tầng giao thơng cịn thấp kém và khoảng cách khá xa để kết nối với các chợ đang là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả hàng hóa, vật tư, đầu vào sản xuất lên cao hơn các vùng khác. Đồng thời dẫn đến chi phí vận chuyển tiêu thụ sản phẩm nông sản cao, giá thu mua của các tiểu thương thấp, nhiều nơi bị ép giá. Đây là một trong những rào cản ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ DTTS.

Số liệu điều tra cũng cho thấy, kết nối khoảng cách từ nhà đến trường trung học phổ thơng là tương đối xa đối với nhóm học sinh DTTS. Trung bình một học sinh cần di chuyển qua quãng đường 17,6 km để có thể đến trường. Khoảng cách trung bình gần nhất dưới 9,6 km trong khi khoảng cách xa nhất trung bình trên 23,3 km. Cá biệt có nhóm học sinh DTTS phải di chuyển rất xa mới có thể đến trường trung học phổ thông như Ơ Đu (70 km), Rơ Măm (60km), Cống, Mảng, La Hủ, Hà Nhì, La Ha, Khơ Mú, Pu Péo, Chứt và Si La. Đa số các nhóm DTTS ở cách xa chợ thương mại cũng phải di chuyển khá xa để con em họ có thể đến được trường trung học phổ thông. Đây cũng là một trong những lý do mà con, em đồng bào DTTS thường hay bỏ học sớm, nguồn nhân lực thấp kém hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất của các hộ DTTS cịn chưa cao. Hiện có khoảng 90% hộ gia đình tiếp cận và sử dụng điện lưới quốc gia, thấp hơn khoảng 7% so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó cịn khoảng 10 dân tộc có tỷ lệ dùng điện lưới dưới 80%, thậm trí dưới 50% như Mảng, La Hủ và Lô Lô.

Việc tiếp cận với máy tính có kết nối internet trong vùng DTTS cịn rất thấp. Số liệu cho thấy tỷ lệ hộ dân tộc Hoa có máy tính là 46,7%, kế nối internet là 37% %; tương ứng ở dân tộc Ngái là 27,4% và 17,1%. Các DTTS cịn lại chỉ có dưới 17% hộ DTTS sở hữu máy tính và dưới 10% tiếp cận được với internet. Các dân tộc Si La, Chứt, La Hủ, Xinh Mun chỉ có dưới 1% số hộ có máy vi tính…

- Phương thức sản xuất, canh tác nơng nghiệp của hộ DTTS cịn lạc hậu, ít thay đổi theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ

Một số nghiên cứu cho thấy, ở vùng DTTS, đồng bào vẫn chưa có nhiều đổi mới trong phương thức canh tác nông nghiệp. Các hộ DTTS chủ yếu trồng lương thực theo hình thức canh tác truyền thống (VASS, 2009). Bởi vậy, khi chịu những tác động từ bên ngồi thì các nhóm này thường khó thích nghi được với những sự thay đổi của cơ chế thị trường. Đồng bào DTTS thường làm nơng nghiệp dưới hình thức tự cung tự cấp, đồng thời họ thường không sản xuất các loại cây hoa màu giá trị cao hay cây công nghiệp. Điều tra của UNDP tại các xã 135 cho thấy thu nhập bình qn đầu người của nhóm hộ Kinh-Hoa cao gấp hơn 2 lần so với các hộ DTTS, mà nguyên nhân chủ yếu do khác biệt trong thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp (UNDP, 2011).

- Tỉ lệ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề còn thấp

Việc đào tạo nghề đối với đồng bào DTTS là rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất. Theo một số nghiên cứu, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động người DTTS đã qua đào tạo mới đạt 10,5% so cả nước 25%. Như thế, chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng quá lớn 89,5%; nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi có trình độ đại học, trên đại học đạt 2,8%, riêng người DTTS chiếm khoảng 1,1% (thấp hơn 4 lần so với toàn quốc); trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2,8%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 3,6%; Tây Nguyên 2,8%; Đồng bằng sông Cửu Long 2,1% (http://daihoi12.dangcongsan.vn)

Việc chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ DTTS như trên có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để các cơ quan chức năng đề xuất nội dung hỗ trợ của các chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w