Thay đổi của hộ gia đình

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 96 - 99)

DỮ LIỆU VÀ MƠ TẢ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI, TRƯỜNG HỢP CT135

3.2.2. Thay đổi của hộ gia đình

- Về đất sản xuất và hệ thống tưới tiêu

Về các điều kiện phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Diện tích đất sản xuất đã có sự thay đổi giảm tương đối nhiều so với đầu kỳ, nhất là ở các xã thực hiện chương trình. Số liệu điều tra cho thấy mặc dù diện tích đất sản xuất bình qn của hộ đã giảm từ 25458,77 m2 xuống 16795,39 m2; ở các xã khơng thực hiện chương trình giảm từ 16269,18m2 xuống 14601,88m2, nhưng tỷ lệ đất sản xuất có hệ thống tưới tiêu lại tăng lên đáng kể. Ở các xã thực hiện chương trình trung bình diện tích đất có hệ thống tưới tiêu tăng từ 23,14% lên 47,66%; ở các xã khơng thực hiện chương trình tăng 26,15% lên 38,86%. (Bảng 3.7).

Diện tích đất sản xuất giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do xây dựng thủy điện, làm cơng nghiệp, đơ thị hóa đã diễn ra ở vùng dân tộc miền núi. Tỷ lệ đất sản xuất được tưới tiêu tăng đáng kể nhất là ở các xã thực hiện chương trình cho thấy, chương trình đã có đóng góp vào hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Bảng 3.7.Về điều kiện sản xuất nơng nghiệp

Chỉ tiêu Có CT135 Khơng có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ DT đất SX trung

bình/hộ (m2)

25458,8 16795,4 16269,2 14601,9 DT có tưới tiêu (%) 23,14 47,66 26,15 46,60

Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II

- Về thu nhập trung bình/khẩu

Để phản ánh rõ hơn về tác động của chương trình đến đời sống của hộ gia đình, phân tích chỉ tiểu về thu nhập trung bình/khẩu của hộ gia đình cho thấy có sự thay đổi đáng kể. Ở xã thực hiện CT135, thu nhập trung bình trên khẩu tăng từ hơn 4 triệu/khẩu/năm đầu kỳ lên hơn 7 triệu/khẩu/năm cuối kỳ. Ở xã không thực hiện CT135, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, xong tốc độ chậm hơn (đầu kỳ: hơn 5 triệu/khẩu; cuối kỳ là gần 8 triệu) (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Thu nhập trung bình/khẩu/năm

Chi tiêu Có CT 135 Khơng có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Trung bình (1000.đ) 4.291,37 7.165,83 5.086,06 7.986,69

Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II

Có thể CT135 đã có tác động tích cực, làm gia tăng nhanh hơn thu nhập bình quân đầu người /khẩu ở các xã thực hiện CT135 so với xã không thực hiện CT135. So với đầu kỳ tỷ lệ tăng thu nhập/khẩu của các hộ thụ hưởng CT135 tăng 67% trong khi tỷ lệ này ở các hộ khơng thu hưởng CT135 là 57%.

Tuy nhiên có thể thấy mức thu nhập của các hộ thu hưởng CT135 chưa tăng như kỳ vọng của chính sách. Mức tăng thu nhập của các hộ thụ hưởng CT135 trung bình là 2874 trong khi ở các hộ không thu hưởng CT135 là 2900.Y

01=7986,69 9

Y11= 7165,83 Y00= 5086,06

Hình 3.1. Cảm nhận của hộ về thay đổi mức sống

Cùng với sự gia tăng về thu nhập, khi hỏi về cảm nhận của người dân về sự thay đổi mức sống của hộ gia đình với 3 phương án trả lời là: (1) Giảm đi, (2) Như cũ, (3) Khá lên. Thì cả hai nhóm xã đều trả lời là mức sống của gia đình có sự thay đổi cuối kỳ khá lên hơn so với đầu kỳ. Ở xã thực hiện chương trình, 98,9% người dân được hỏi trả lời mức sống của họ là khá lên; trong khi ở xã khơng thực hiện có 97% người dân lựa chọn phương án này (Bảng 3.9).

Như vậy ở xã khơng thực hiện chương trình, cảm nhận, tỷ lệ người dân trả lời về mức sống tăng lên ít hơn so với xã thực hiện. Có thể ở xã thực hiện chương trình đã có nhiều tác động, người dân cảm thấy có sự thay đổi nhiều hơn.

Bảng 3.9. Thay đổi mức sống của hộ gia đình

Loại nguồn (%) Có CT 135 Khơng có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Giảm đi 0,4 0,9 2,7 0,7

Như cũ 5,5 0,3 2,6 2,2

Khá lên 94,1 98,9 94,7 97,2

Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II

- Về cơ cấu ngành nghề, thu nhập

Tuy nhiên trong cơ cấu ngành nghề khơng có sự thay đổi nhiều giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Số liệu cho thấy ở cả hai nhóm xã, nguồn thu nhập của chủ yếu của hộ gia đình vẫn là từ sản xuất nơng nghiệp. Số liệu bảng (3.10) cho thấy có gần 100% hộ gia đình trả lời thu nhập của họ chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.10. Nguồn thu theo ngành nghề

Loại nguồn (%)

Có CT 135 Khơng có CT135

Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ

Nông nghiệp 97,8 97,9 99,0 99,0

Lâm nghiệp 0,7 1,6

Thủy sản 0,6 0,5 1,0 1,0

Công nghiệp 0,8

Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II

Bảng trên cho thấy, ở vùng DTTS khó khăn, sinh kế chủ yếu là canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, mặc dù thời gian qua đã có nhiều chính sách dậy nghề, chuyển đổi nghề đã được thực hiện ở vùng này, nhưng ũng chưa có nhiều tác động, tạo ra việc làm mới cho hộ nghèo người DTTS.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w