Ít có các tổ chức độc lập tham gia đánh giá, phản biện chính sách

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 81 - 82)

GIẢM NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.3.1. Ít có các tổ chức độc lập tham gia đánh giá, phản biện chính sách

Trong những năm gần đây, việc đánh giá chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đã có sự quan tâm, và đã có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, đánh giá:

- Cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách

Để chính sách được thực thi tốt, có hiệu quả, các tổ chức thực thi chính sách phải thường xuyên tổ chức đánh giá xem xét những thuận lợi, khó khăn vướng mắc để kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên cùng tháo gỡ, xử lý. Thông thường các cơ quan này đánh giá dựa trên tình hình thực tế những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Ngoài ra định kỳ theo quy định đơn vị tổ chức thực hiện phải báo cáo cấp trên, cơ quan quản lý về đánh giá tình hình thực hiện theo kế hoạch, mục tiêu đề ra của chính sách.

Một số báo cáo, nghiên cứu cho thấy, kết quả đánh giá chính sách của các tổ chức thực hiện thường mang ý kiến chủ quan, nặng về trình bày những khó khăn để xin đề nghị bổ sung nguồn lực, kinh phí thực hiện. Ngồi ra khơng ít những bản báo cáo của cơ quan tổ chức thực hiện chính sách nặng về trình bày thành tích chạy theo khuynh hướng “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, tre đậy, lé tránh những tồn tại khuyết điểm của mình.

-Các cá nhân, cơ quan báo chí, tổ chức nghiên cứu khoa học

Cùng với quá trình đổi mới, các cơ quan nghiên cứu, trường đại, cơ quan báo chí… đã tham gia nhiều vào q trình đánh giá, giám sát, phản biện các chính sách của nhà nước. Riêng trên lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, hàng chục cơng trình điều

tra thực trạng mức sống dân cư, phân tầng xã hội, kết hợp đánh giá các chính sách có liên quan đã được nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ giảng dạy đại học trong nước thực hiện. Song do thời gian và điều kiện vật chất có hạn, lý luận, phương pháp luận, phương pháp cụ thể và kỹ thuật, dữ liệu còn hạn chế nên kết quả đánh giá vẫn còn chưa được như mong muốn. Các cá nhân và tổ chức này tham gia đánh giá chính sách cơng, chính sách giảm nghèo có ưu điểm là nhìn nhận khách quan, độc lập, ít bị chi phối bởi lợi ích từ chính sách. Tuy nhiên là những người khơng tham gia trực tiếp nên họ thiếu thơng tin về chính sách nhất là các chính sách đã thực hiện trong thời gian dài, trải qua nhiều giai đoan. Vì vậy khơng cẩn thận các kết luận đưa ra mang tính chủ quan, khơng phản ánh đúng tình hình thực tế.

-Các tổ chức và các nhà nghiên cứu nước ngoài

Trong những năm qua, hàng loạt tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và khơng ít nhà nghiên cứu nước ngồi đã được Chính phủ và các cơ quan đối tác nước ta mời tham gia vào việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân đói nghèo cũng như đánh giá chính sách giảm nghèo ở Việt Nam. Nhìn chung, các tổ chức quốc tế, các NGOs, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã hỗ trợ đáng kể cho phía Việt Nam cả về vật chất lẫn chuyển giao kiến thức (bao gồm phương pháp, kỹ thuật…đã được áp dụng ở nhiều nước khác) mà Chương trình LPRV do Cơ quan phát triển quốc tế của Canada (CIDA) tài trợ, lại được sự tham gia nhiệt tình của hàng chục nhà khoa học nổi tiếng của Đại học British Columbia.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, đơi khi có tổ chức nước ngồi do chưa có điều kiện hiểu sâu lịch sử, văn hóa và đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam, đã thiên về hướng thúc giục Việt Nam áp dụng lý thuyết và mơ hình thực tiễn khơng phù hợp. Mặt khác cũng chưa có nhiều các nghiên cứu, đánh giá từ các tổ chức này đối với hệ thống chính sách giảm nghèo ở nước ta

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w