Nghiên cứu của nước ngoà

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 45 - 50)

- Nghiên cứu về giảm nghèo

Giảm nghèo bền vững cho những người yếu thế, người DTTS, vùng sâu xa, miền núi, hải đảo luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu ở rất nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Để nghiên cứu về tình trạng nghèo, và nguyên nhân dẫn đến nghèo, thì khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood Framework – SLF) do DFID đề xuất năm 1999 vẫn là một công cụ, khung lý thuyết rất hữu ích (Hua và cộng sự, 2017). Theo định nghĩa này tài sản sinh kế của hộ (household’s livelihood assets) bao gồm 5 thành phần chính đó là: Vốn tự nhiên,

vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội.

Trong đó: Vốn con người (human capital) được hiểu là số lượng và chất lượng của lực lượng lao động mà hộ gia đình sẵn có. Vốn xã hội (social capital) liên quan đến các tài nguyên xã hội mà con người có thể sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ chẳng hạn các mạng lưới, các mối quan hệ, các sự kết nối mà con người có thể tiếp cận rộng hơn với các tổ chức, các nhóm sở thích để đạt được mục tiêu chia sẻ và trao đổi. Vốn tự nhiên (natural capital) là các vật liệu tự nhiên hữu ích đối với sinh kế của con người bao gồm các loại hàng hóa cơng cộng vơ hình (bầu khí quyển, đa dạng sinh học), hoặc các tài sản sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất (đất đai, cây cối...). Vốn vật chất (physical capital) của hộ bao gồm các cơ sở hạ tầng cơ bản như hệ thống giao thông, nhà cửa, nguồn nước, nguồn cung cấp năng lượng, công cụ và dụng cụ sản xuất. Vốn tài chính (financial capital) là các tài

nguyên tài chính để đạt được các mục tiêu sinh kế chẳng hạn như tính sẵn có của trữ lượng tài chính, khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính.

Việc nghiên cứu và đề xuất khung sinh kế của DFID có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Các chính sách suy cho cùng là đầu tư, hỗ trợ nâng cao các nguồn lực sinh kế cho người nghèo. Tùy điều kiện, mơi trường, hồn cảnh của mỗi quốc gia, vùng nghèo, hộ nghèo mà chính sách sẽ ưu tiên chú trọng đến từng loại vốn sinh kế khác nhau. Đã có nhiều các nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vai trò quan trọng của vốn tự nhiên, đặc biệt là đất đai đối với giảm nghèo bền vững cho người yếu thế, người thuộc DTTS và miền núi. Theo Grima và cộng sự (2003), nguồn vốn tự nhiên nhiên (rừng, đất đai...) đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Waterloos và Rutherford (2003) đã chỉ ra rằng công cuộc cải cách ruộng đất ở Zimbabwe đã tạo ra cơ hội sở hữu đất đai một cách bình đẳng cho người nghèo ở các vùng khó khăn, miền núi, người DTTS và từ đó giúp họ có tư liệu sản xuất và thốt nghèo. Koyuncu và Yilmaz (2013), Adam và Eltayeb (2016) kết luận rằng giao đất, giao rừng đã cung cấp một vài cơ chế để giúp người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa và nhất là người dân tộc thiểu số thoát nghèo. Điều này tương tự với kết luận của Scheidel (2016) khi tiến hành nghiên cứu ở Căm Pu Chia đó là xác định rõ quyền sở hữu đất đai là cách để giúp người dân ở các vùng khó khăn, vùng DTTS có thể thốt nghèo. Theo Duan và cộng sự (2015), các chương trình bảo tồn đất dốc có ảnh hưởng tích cực đến q trình giảm nghèo cho người dân ở miền núi, đặc biệt là dân tộc thiểu số tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Hua và cộng sự (2017) đã đưa ra kết luận đó là đất đai vẫn tiếp tục đóng một vai trị rất quan trọng việc hoạch định các chính sách giảm nghèo bền vững cho vùng DTTS và miền núi ở rất nhiều nơi trên thế giới chẳng hạn các nước châu Phi, các nước vùng Trung Mỹ và Ấn Độ. Umer Khalid, Lubna Shahnar và Haijra Bibi (2005) chỉ ra rằng thiếu đất sản xuất là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nghèo đói ở Pakistan.

Ngồi việc tập trung vào vai trị của đất đai, lý thuyết về phát triển sinh kế và giảm nghèo bền vững cho người yếu thế vùng DTTS và miền núi ở rất nhiều nước

đang phát triển còn đề cập đến tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển về vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cho vốn con người, cơ sở hạ tầng và mạng lưới xã hội đóng vai trị quyết định trong phát triển sinh kế bền vững cho người nghèo, người yếu thế ở vùng DTTS và miền núi ở nhiều nước đang phát triển (Hua và cộng sự, 2017).

Một số nghiên cứu khác đã đề cao vai trò, yếu tố nhân khẩu của hộ gia đình đối với giảm nghèo bền vững. Những hộ gia đình mà chủ hộ là người có học vấn, trình độ cao có khả năng tiếp cận những cơng việc có mức lương cao nên thu nhập sẽ cao hơn, vì vậy khả năng thoát nghèo sẽ càng lớn (Haijra Bibi, 2005) và (Patricia, 2003). Đồng tình với quan điêm này, trong đó đề cao vai trị của chủ hộ, nghiên cứu của Nicolas Minot (2005), Patricia Justino, Julie Litchfield (2003) đều khẳng định nếu chủ hộ thuộc dân tộc thiểu số thì khả năng tái nghèo sẽ tăng và khả năng thoát nghèo giảm.

Như vậy, về mặt lý thuyết khung sinh kế bền vững của DFID vẫn là một trong các công cụ quan trọng đối với nghiên cứu về các giải pháp giảm nghèo bền vững đối với các vùng DTTS và miền núi ở các nước đang phát triển. Khung sinh kế bền vững đã đề cập đến tất cả các khía cạnh, các yếu tố của người nghèo; cung cấp một cách nhìn đa chiều về nguyên nhân nghèo của những người yếu thế, những người thuộc vùng DTTS và miền núi.

- Nghiên cứu đánh giá chính sách giảm nghèo

Đánh giá chính sách cơng, chính sách giảm nghèo từ lâu đã được các tác giả, các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Trong số đó, có nhiều nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, quy trình, phương pháp đánh giá tác động của chính sách. Năm 2010, WB xuất bản cuốn sách: Cẩm nang đánh giá tác động các phương pháp định lượng

và thực hành. Sách do các tác giả Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal,

Hussain A. Samad biên soạn và được Vũ Hoàng Linh dịch ra tiếng việt. Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp, quy trình, cách thức tổ chức đánh giá tác động của các dự án phát triển, dự án giảm nghèo. Theo đó, đánh giá tác động của chính sách là nhiệm vụ khó khăn, địi hỏi người thực hiện phải có kiến thức, kỹ

năng về thống kê, kinh tế lượng và chi phí cho điều tra, thu thập số liệu tốn kém, vì vậy, hiện nay loại hình đánh giá này ít được thực hiện. Về lý thuyết, đánh giá tác động chính sách là kiểm định xem nếu như chính sách khơng thực hiện thì điều gì sẽ diễn ra và khi chính sách thực hiện thì kết quả đạt được là như thế nảo? Tác giả cũng giới thiệu có bốn phương pháp thường được sử dụng để đánh giá tác động của chính sách gồm: So sánh điểm xu hướng; sai biệt kép; tính tốn biến cơng cụ và gián đoạn hồi quy tuần tự. Trên thực tế khơng có phương pháp đánh giáo nào là hồn hảo, tuyệt đối, vì vậy tùy từng số liệu, điều kiện, hồn cảnh mà có thể kết hợp nhiều phương pháp, cách tiếp cận khác nhau để đánh giá.

Nhằm giúp các nhà nghiên cứu, cán bộ tham gia đánh giá chính sách có tài liệu thực hiện các nghiên cứu về đánh giá tác động của các chính sách phát triển, WB (2002) xuất bản cuốn sách: “Cẩm nang đánh giá tác động, các phương pháp định

lượng và thực hành” do Judy L. Baker biên soạn. Cuốn sách trình bày khá chi tiết

về cơ sở lý thuyết, các khái niệm và phương pháp đánh giá tác động chính sách. Tác giả cho rằng, hiện có 3 loại đánh giá chính sách gồm: Đánh giá q trình, đánh giá chi phí-lợi ích và đánh giá tác động của chính sách. Đánh giá tác động của chinh sách là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu chương trình có tạo ra những tác động mong muốn tới các nhân, hộ gia đình hay khơng? Liệu tác động thay đổi này có phải do việc thực hiện chương trình mang lại hay khơng? Để tiến hành đánh giá chính sách, cần phải xây dựng tình huống phản chứng, tìm một nhóm đối tượng có những đặc điểm tương đồng, nhưng khơng thực hiện chương trình để đối chiếu, so sánh kết quả, để trả lời câu hỏi phản thực: Điều gì sẽ diễn ra nếu như chương trình, chính sách khơng được thực hiện. Do là một cuốn sách về hướng dẫn thực hành, nên được tác giả trình bày khá chi tiết về quy trình, các bước trong thiết kế và thực hiện đánh giá tác động chính sách, từ lựa chọn mẫu, tổ chức điều tra, khảo sát, và xây dựng mơ hình đánh giá.

Cùng góp phần làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá chính sachs, một nghiên cứu tổng quan lý thuyết của Peter Boothroyd (2003) “Đánh giá chính sách: từ phương

khái niệm về đánh giá chính sách, tác giả đã giới thiệu các phương pháp đánh giá chính sách mang tính kỹ thuật như phân tích chi phí và lợi ích, phân tích tác động về xã hội và mơi trường.

Trong thời gian qua, WB, UNDP và các tổ chức, các nhân khá quan tâm đến đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ phát triển đến giảm nghèo. Khandker, Shahidur R.(1998) đã đánh giá liệu của chương trình tài chính vi mơ có thực sự giúp đỡ cho người nghèo khơng, ví dụ trường hợp chương trình tài chính vi mơ ở Bangladet (Does Microfinance Really Help the Poor? New Evidence from Elagship

Programs in Bangladesh Processed). Nghiên cứu đã được xem xét, nghiên cứu trên

mẫu 1800 hộ gia đình hưởng lợi từ chương trình và một nhóm các hộ gia đình nơng thơn sống ở những vùng có đặc điểm tương đồng nhưng không hưởng lợi từ chương trình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt để đánh giá. Kết quả của đánh giá cho kết quả khá thú vị là: Giữa nhóm hưởng lợi và khơng hưởng lợi khơng có sự khác biệt nhiều, rất ít tác động từ chương trình đến nhóm tác động. Lý do là nhóm đối trứng cũng được tiếp cận với khá nhiều nguồn tài chính khác nhau. Một phát hiện nữa cũng khá quan trọng, cho thấy, những lợi ích, thay đổi của hộ gia đình của nhóm hưởng lợi phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình. Điều này hồn tồn phù hợp với tình hình thực tiễn, vì nếu đặc điểm nhân khẩu, học vấn, lao động, tuổi chủ hộ… mà tốt thì việc sử dụng nguồn lực tài chính vi mô sẽ hiệu quả hơn.

Một trong những đánh giá của chương trình tạo việc làm tới người nghèo do nhóm chuyên gia của WB thực hiện cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm (Income Gains from Workfare and Their Distribution). Nghiên cứu được thực hiện bởi Jalan, Jyotsna, and Martin Ravallion (1999), chuyên gia kinh tế của WB. Với dữ liệu điều tra là chương trình tạo việc làm (TRABAJAR) ở Achentina. Với số quan sát là 2.802 bao gồm cả nhóm hưởng lợi và nhóm so sánh. Do khơng có số liệu gốc, nên nghiên cứu đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá, phân tích gồm: Phương pháp điểm xu hướng, phương pháp phân tích chi phí-lợi ích và phương pháp thống kê so sánh. Kết quả phân tích cho thấy, chương trình tạo việc

làm đã tạo ra những tác động tích cực tới thu nhập của người nghèo, nhóm hưởng lợi chương trình đã có sự thay đổi rất đáng kể. Ngược lại những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với nhóm hộ nghèo và người nghèo lại không mang lại hiệu quả như mong đợi, mặc dù đã được đầu tư khá lớn về nguồn lực.

Tóm lại, nghiên cứu về giảm nghèo và đánh giá chính sách giảm nghèo đã được các tổ chức phát triển quốc tế quan tâm thực hiện từ khá sớm. Cùng với các nghiên cứu tạo ra lý thuyết làm công cụ hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đánh giá tác động chính sách, các tổ chức này cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu đách giá tác động của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cụ thể. Mỗi loại chính sách, cơ sở dữ liệu sẽ lựa chọn một phương pháp đánh giá khác nhau. Có thể kế hợp cả phương pháp đánh giá định tính và phương pháp đánh giá định lượng, hoặc nhiều phương pháp định lượng khác nhau. Việc lựa chọn mẫu, tiến hành điều tra, khảo sát, chọn nhóm đối chứng có vai trị rất quan trọng, quyết định đến kết quả đánh giá.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w