Thiếu các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 84 - 87)

GIẢM NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.3.4. Thiếu các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách

Xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngày từ sau đổi mới. Hơn 30 năm qua Chính phủ đã có nhiều Chương trình, chính sách, đầu tư hàng trăm nghìn tỉ đồng vốn trong nước và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhưng cho đến nay, việc xem xét, đánh giá tác động, hiệu quả của nguồn lực đầu tư đến người hưởng lợi cịn rất ít. Cịn thiếu những câu trả lời thỏa đáng với những câu hỏi như: Liệu rằng một tỉ đồng đầu tư cho hộ nghèo, giúp được bao nhiêu % hộ thoát nghèo? trong tất cả các nội dung, mục tiêu nào hiệu quả nhất, nội dung nào không và mức độ là bao nhiêu?... chính sách đầu tư như vậy tác động đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường của người nghèo như thế nào, mức độ là bao nhiêu…

Gần đây năm 2013 và 2014 trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tác giả mới tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu đánh giá định lượng tác động của chính sách đến người hưởng lợi. Tuy nhiên do còn thiếu số liệu nên kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế. Mặc dù kết quả định lượng cũng đã đo lường được mức độ thay đổi tích cực của hộ về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, nhưng chưa loại trừ đước các yếu tố tác động khác đến đối tượng. Vì vậy hiệu quả, tác động thực tế của

chương trình đến đối tượng về các góc độ kinh tế, xã hội và mơi trường vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.

Nếu như chúng ta chưa có cơ chế, giải pháp để đánh giá đúng tác động, hiệu quả của chính sách thì sẽ khơng có giải pháp phù hợp. Về mặt lý thuyết đánh giá tác động, hiện nay các tổ chức quốc tế đã có nhiều hỗ trợ, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về đánh giá định lượng các chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên do chưa có giải pháp đồng bộ, số liệu điều tra, theo dõi chính sách chưa được quản lý bài bải, có hệ thống nên rất khó thực hiện.

Phân tích một số chính sách giảm nghèo có tác động trực tiếp đến hộ gia đình người DTTS cho thấy, hiện nay mới có CT135 là tổ chức điều tra đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn II của chương trình (2006-2010). Cịn CTMTQG và CT30a khơng tổ chức điều tra, dẫn đến thiếu dữ liệu để các cơ quan chức năng nghiên cứu, giám sát, đánh giá. Vì vậy cho đến nay bộ dữ liệu về CT135 vẫn là bộ dữ liệu quan trọng, đầy đủ để nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các xã nghèo nhất vùng DTTS nước ta.

2.4. Một số kết quả chính

Đánh giá chính sách giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ khó khăn. Thơng thường chính sách giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn rộng, có nội dung tác động đến cả đời sống vật chất và tinh thần của hộ gia đình. Có nhiều lý thuyết đã được áp dụng để đánh giá chính sách, trong đó lý thuyết nhân quả thường được sử dụng để đánh giá chính sách giảm nghèo. Lý thuyết này cho rằng, sự thay đổi của hộ gia đình ngày hơm nay là kết quả, tác động của chính sách đã được đầu tư trong thời gian trước. Tuy nhiên trong thực tế sự thay đổi của hộ gia đình là kết quả của nhiều chương trình, chính sách khác nhau. Có những chính sách đầu tư cho hộ, có những chính sách đầu tư cho vùng, cho cộng đồng và có chính sách đầu tư cho từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy trong thực tế, tùy từng trường hợp khác nhau, các cơ quan quản lý sử dụng các lý thuyết một cách linh động, phù hợp.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay ở nước ta nghiên cứu đánh giá chính sách chủ yếu sử dụng phương pháp định tính dựa trên các cuộc khảo sát điểm, khảo sát tình huống và báo cáo hành chính để thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đánh giá này thường bị chi phối bởi chủ quan các cơ quan quản lý nên chưa phản ánh được những tác động thực tế của chính sách lên đối tượng hưởng lợi. Việc xây dựng mơ hình, sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện đánh giá chính sách ở nước ta thời gian qua cịn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Nguyên nhân là phương pháp này khá phức tạp, sử dụng nhiều kỹ thuật thống kê, kinh tế lượng trong khi số liệu phản ánh kết quả trước và sau khi thực hiện chính sách ở nước ta cịn thiếu.

Chương trình 135, là chương trình giảm nghèo lớn nhất hướng đến đối tượng là hộ nghèo người DTTS. Cho đến nay, duy nhất chương trình này là chương trình giảm nghèo có tổ chức điều tra, đầu kỳ và cuối kỳ để phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá chính sách một cách hiệu quả, bài bản. Vì vậy Luận án kế thừa số liệu từ của CT135 để xây dựng mơ hình ước lượng tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người DTTS. Do đây vừa là chính sách giảm nghèo hướng đến chủ yếu đối tượng là người DTTS; nội dung chính sách đầu tư khá toàn diện cả cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và đào tạo nâng cao năng lực; và quan trọng CT135 có cơ sở dữ liệu đầy đủ để thực nghiệm mơ hình định lượng.

Việc sử dụng mơ hình định lượng sẽ cho phép chúng ta lượng hóa tác động của các nhân tố đến các kết quả của chính sách và mức độ chuyển đổi trạng thái nghèo của hộ gia đình.

Chương 3

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w