Một số kết quả chính

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 59 - 60)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy có dân số ít, nhưng hộ DTTS cư trú trên địa bàn rộng lớn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện sản xuất rất khó khăn, tỷ lệ hồ nghèo cao hơn nhiều so với trung bình cả nước. Vì vậy Chính phủ đã ban hành các chính sách chung tồn quốc và có chính sách riêng đối với hộ nghèo DTTS. Các chính sách này do nhiều cơ quan, bộ ngành tham mưu xây dựng và thực hiện, vì vậy đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo, khó kiểm tra, kiểm sốt, đánh giá hiệu quả của chính sách. Tổng quan kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ gia đình người DTTS gồm: Nhóm yếu tố cộng đồng, nhóm yếu tố hộ gia đình và nhóm yếu tố chính sách. Kết quả nghiên cứu này khá quan trọng xác định biến phụ thuộc và độc lập của mơ hình đánh giá tác động chính sách.

Đánh giá chính sách là việc làm thường xuyên, liên tục để giúp cho các cơ quan quản lý ra quyết định. Đánh giá chính sách có thể được thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc thực hiện. Chia theo tính chất, nội dung có 3 nhóm đánh giá chính sách chủ yếu gồm: Đánh giá quy trình tổ chức và thực hiện, đánh giá kết quả và đánh giá tác động.

Trên thế giới, đánh giá tác động của chính sách đã được các cơ quan, tổ chức nghiên cứu thực hiện tờ khá sớm, nhưng thực hiện ở Việt Nam còn rất hạn chế. Thơng thường có 4 phương pháp chính, mà các nhà nghiên cứu hay sử dụng để đánh giá tác động chính sách gồm: Phương pháp điểm xu hướng, Phương pháp DID, phương pháp tính tốn biến cơng cụ và phương pháp gián đoạn hồi quy và tuần tự. Tùy theo tính chất của số liệu, đặc thù chính sách mà có thể lựa chọn một hoặc cũng có thể kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau.

Về lý thuyết, quy trình, phương pháp đánh giá tác động đã được các tổ chức quốc tế biên soạn, xuất bản. Tuy nhiên với nguồn cơ sở dữ liệu, đặc thù chính sách như ở Việt Nam, thì vận dụng lý thuyết để đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo như thế nào, thì cần phải được nghiên cứu, kiểm nghiệm, rút ra bài học để nhân rộng. Đây cũng là lý do mà nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “xây dựng mơ hình đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người DTTS” để thực hiện luận án.

Chương 2

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 59 - 60)