Chính sách và một số kết quả giảm nghèo

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 70 - 76)

GIẢM NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.2. Chính sách và một số kết quả giảm nghèo

2.2.1. Chính sách giảm nghèo

Ngay khi đất nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã ưu tiên có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo về cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kì Đại hội VII của Đảng đã ghi rõ “khuyến khích làm giầu hợp pháp, đi đơi

với xóa đói giảm nghèo, thừa nhận một bộ phận dân cư giàu lên trước là cần thiết cho sự phát triển, đồng thời có chính sách về mọi mặt tạo điều kiện cho người

nghèo có thể tự mình vươn lên đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả...Các vùng giầu, vùng phát triển phải cùng nhà nước giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng sâu, vùng đồng bào DTTS, vùng căn cứ cách mạng trước dây”. Đây là chủ trương

lớn, thể hiện sự quan tâm, ưu tiên của Đảng và nhà nước ta cho cơng tác xóa đói giảm nghèo của cả nước. Đối với đồng bào DTTS, nơi có tỷ lệ cao hộ nghèo, Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng về cơng tác dân tộc, trong đó nội dung ưu tiên cơng tác xóa đói, giảm nghèo: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng

dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thơng và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo” (Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW7, 2003).

Những quan điểm, định hướng như trên của Đảng về công tác giảm nghèo đã được Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa thành hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, chương trình dự án để thực hiện. Cho đến nay, chưa có báo cáo cơng bố chính xác về số lượng chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện ở vùng DTTS. Theo UBDT (2015), hiện có khoảng hơn 50 chính sách giảm nghèo đang được thực hiện có tác động đến hộ nghèo DTTS. Còn theo báo cáo giám sát của UBTVQH (2014), thời điểm năm 2014 hiện cả nước có khoảng 70 văn bản liên quan về chính sách giảm nghèo cịn hiệu lực.

Phân tích hệ thống chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy, đồng bào DTTS vừa là đối tượng thực hiện chính sách giảm nghèo chung của cả nước đồng thời Chính phủ cũng ban hành một số chính sách giảm nghèo riêng hướng đến nhóm đối tượng này (UBTVQH, 2014). Trong khn khổ luận án, NCS tổng quan một số chính sách chủ yếu có tác động trực tiếp đến giảm nghèo của hộ gia đình đồng bào DTTS:

(1) Nhóm chính sách giảm nghèo chung cho đối tượng hộ nghèo toàn quốc (gồm cả người Kinh và người DTTS) gồm: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình 61 huyện nghèo.

(2) Nhóm chính sách riêng, tập trung cho đối tượng là hộ nghèo DTTS: Chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135); Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo DTTS;

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQG)

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách lớn, trọng tâm của Chính phủ để đầu tư, hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo trên phạm vi cả nước, trong đó có vùng DTTS. Chương trình bắt đầu thực hiện từ năm 1998 (Quyết định số 133/QĐ-TTg, 1998) đến nay đã trải qua 4 giai đoạn đầu tư thực hiện gồm: Giai đoạn 1998 – 2000, giai đoạn 2001 – 2005; giai đoạn 2006-2010; giai đoạn 2012 – 2015 và hiện đang triển khai giai đoạn 2015- 2020 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg, 2016).

Mục tiêu xuyên suốt của Chương trình là hỗ trợ, cải thiện, nâng cao điều kiện sống, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Nguồn lực thực hiện Chương trình chủ yếu là ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp chính phủ quản lý, chỉ đạo thực hiện . Mỗi giai đoạn của đều có sự thay đổi, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp, nhưng Chương trình vẫn hướng tới 3 trụ cột chính gồm:

(1) Nhóm chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất. Đây là nhóm chính được xem là quan trọng nhất, hỗ trợ, tạo điều kiện để hộ nghèo tăng thu nhập. Nội dung nhóm chính sách này là: Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo DTTS thiếu hoặc khơng có đất; triển khai các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề thủ công, ngành nghề khác tạo thu nhập; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất (điện, đường, thủy lợi, trạm y tế, trường học, trụ sở làm việc xã…); hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm…

(2) Nhóm chính sách hỗ trợ tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Người nghèo, hộ nghèo thường khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thiết yếu, vì vậy chương trình đã triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ gồm: Hỗ trợ về y tế, bảo hiểm y tế khám chữa bệnh cho hộ nghèo; hỗ trợ về giáo dục, miễn giảm tiền học phí, cấp đồ dùng học tập cho con, em hộ nghèo đi học ở các cấp; hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh và hỗ trợ, trợ giúp pháp lý.

(3) Nhóm chính sách nâng cao năng lực, nhận thức. Gồm các hoạt động về truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng; tập huấn đào tạo cán bộ tham gia quản lý chương trình; và các hoạt động giám sát, đánh giá.

Chương trình từ khi được thực hiện đến nay đã thu được nhiều kết quả quan trọng, nguồn lực đầu tư từ ngân sách và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010 ngân sách đầu tư của Chương trình là 1.875 tỷ đồng, đã hỗ trợ được cho hàng triệu hộ nghèo của cả nước (Văn phịng Giảm nghèo, 2010)

- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 61 huyện nghèo (CT30a)

Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia, năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61

huyện nghèo”. Đây là những huyện nghèo nhất của cả nước có tỷ lệ hộ nghèo trên

50% và có trên 90% xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương trình do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là đơn vị thường trực giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện. Đối tượng thực hiện chương trình là các hộ gia đình nghèo sinh sống trên địa bàn 61 huyện nghèo nhất của cả nước. Cũng giống như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 30a ban hành để hỗ trợ, cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần của hộ nghèo. Các nội dung chính sách của chương trình cũng có nhiều điểm tương đồng với CTMTQG gồm:

(1) Chính sách cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở cả thôn, bản, xã và huyện: Gồm các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã (trường học, lớp học; trạm y tế đạt chuẩn; đường giao thông liên thôn, đường vào các khu kinh tế, tâp trung; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng hạ tầng điện lưới phục vụ sản xất và sinh hoạt; cơng trình nước sinh hoạt; chợ trung tâm xã; trạm phát thanh, phát sóng; nhà văn hóa xã; cơ sở xử lý rác thải tập trung; tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, sản xuất); cơ sở hạ tầng cấp huyện (trường trung học phổ thông; trường nội trú; cơ sở dậy nghề; bệnh viện huyện... đường giao thông liên xã và đường giao thông từ tỉnh đến huyện).

(2) Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương: Bao gồm các chính sách về hỗ trợ tăng quỹ đất sản xuất bằng cách khai hoang, phục hóa; hỗ trợ chuyển đổi cây trồng vật ni; hỗ trợ vay tín dụng ngân hàng để đầu tư giống gia súc, gia cầm.

(3) Phát triển giáo dục, đào tạo, dậy nghề, nâng cao dân trí. Gồm các chính sách về hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo, đầu tư nâng cấp hệ thống các trường phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu dậy và học; hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ưu tiên xuất khẩu lao động; đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ tại chỗ để đảm bảo đủ năng lực quản lý, giảm nghèo.

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (CT135)

Trong bối cảnh thực hiện chiến lược giảm nghèo chung của cả nước, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, (gọi tắt là CT135). Cho đến nay chương trình đã thực hiện hai giai đoạn độc lập riêng gồm: Giai đoạn I, từ năm 1998 đến 2005; giai đoạn II thực hiện từ năm 2006 đến 2010 (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg). Từ năm 2012 đến nay Chương trình chuyển thành dự án 2, hợp phần cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chương trình giao Cho Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực giúp Chính phủ quản lý, chỉ đạo thực hiện.

Đối tượng thực hiện của CT135 là các hộ nghèo sinh sống trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí phân định của Chính phủ. Theo đó giai đoạn I của CT135 có 1715 xã thuộc diện khó khăn, nhưng do nguồn lực có hạn, lựa chọn 1000 xã, thuộc 91 huyện của 31 tỉnh khó khăn nhất để đầu tư, những xã cịn lại thực hiện theo Chương trình giảm nghèo chung của Chính phủ. Giai đoạn II, đối tượng đầu tư của CT135 được mở rộng hơn, Chương trình được thực hiện trên địa bản khoảng 1800, hơn 3000 thơn, khó khăn nhất của cả nước, tập trung chủ yếu là hộ người nghèo DTTS.

Mặc dù CT135 có mục tiêu điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, xong vẫn tập trung vào 3 nhiệm vụ chính: Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra Chương trình đầu tư, hỗ trợ 3 hợp phần chính gồm:

(1) Hỗ trợ sản xuất thông qua cải thiện kỹ năng, đào tạo các phương pháp sản xuất mới và cung cấp dụng cụ sản xuất cho người dân tộc thiểu số;

(2) Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT), cải thiện đời sống văn hóa – xã hội và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng;

(3) Tăng cường năng lực bằng việc cung cấp cho các cán bộ địa phương các kỹ năng và kiến thức về quản lý hành chính chuyên nghiệp cũng như mở rộng kiến thức về quản lý đấu thầu và quản lý vận hành.

Tổng ngân sách của chương trình trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 là khoảng 1,1 tỷ đơ la Mỹ. Đây là một trong những chương trình giảm nghèo lớn nhất trong giai đoạn 2006-2010 tập trung vào các vùng đặc biệt khó khăn nơi sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (Indochina Research & Consulting, 2010)

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo

Đất ở, đất sản xuất là nguồn lực đóng vai trị quan trọng đối với đời sống, sản xuất của hộ gia đình nơng nghiệp cả nước. Trong chương trình giảm nghèo chung của đất nước, xuất phát từ đặc điểm các hộ nghèo DTTS nên việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và có chính sách hỗ trợ từ năm 2004 -2008 (Quyết định 134/2004/QĐ-TTg) và từ 2008-2010 (theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12/10/2009). Sau khi kết thúc chính sách, do nhu cầu thực tiễn đặt ra, đến năm 2013 Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-

2015. Từ 2016 đến nay chính sách này được tích hợp, trong chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020 (Quyết định 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016).

Cũng giống như các chương trình, chính sách khác, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt có sự điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với từng giai đoạn. Tuy nhiên mục tiêu xuyên suốt của chính sách vẫn là hỗ trợ các điều kiện thiết yếu để phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS như: Hỗ trợ đất sản xuất để phục vụ sản xuất, tăng thu nhập, giúp giảm nghèo; hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh giúp đồng bào tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một trong những nội dung chính sách trong các chương trình giảm nghèo đã trình bày ở trên.

* * *

Có thể thấy hộ nghèo DTTS là đối tượng thụ hưởng nhiều chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Bên cạnh các chương trình, chính sách lớn như trên, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành ban hành một số chính sách về hỗ trợ riêng đối với vùng DTTS như: Tín dụng; khuyến nơng, khuyến lâm; giao đất giao rừng; đào tạo nghề, xuất khẩu lao động… Mỗi chính sách có nội dung hỗ trợ một hoặc nhiều lĩnh vực thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập; hỗ trợ cải thiện các dịch vụ đời sống y tế, giáo dục, vệ sinh mơi trường… Các chính sách này đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo cho hộ nghèo DTTS.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w