DỮ LIỆU VÀ MƠ TẢ THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI, TRƯỜNG HỢP CT135
3.2.1. Thay đổi của cộng đồng
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở các xã ĐBKK là một trong những nội dung được ưu tiên trong các chính sách, trong đó có CT135. Vì vậy sau 5 năm thực hiện, chương trình đã tạo ra nhiều thay đổi quan trọng về CSHT nơng thơn, góp phần thúc đẩy phát triển, nâng cao đời sống kinh tế-xã hội cho hộ đồng bào DTTS. Số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II cho thấy, hạ tầng về lưới điện ở các xã thực hiện chương trình đã có sự thay đổi khá tích cực, số hộ sử dụng điện lưới tăng từ 64,9% đầu kỳ lên 80,4% cuối kỳ, và cùng với đó là một số loại hình thắp sáng thay thế khác như điện ác quy, máy nổ, đèn dầu lại giảm (Bảng 3.5).
Ở các xã khơng thực hiện chương trình, số hộ sử dụng điện lưới cũng tăng từ 72,8% đầu kỳ lên 84,9% cuối kỳ. Số liệu này cho thấy, ở những xã không thực hiện cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện đáng kể tuy nhiên mức độ cải thiện chậm hơn ở xã thực hiện (ở xã thực hiện tăng 15,5 điểm %; ở xã không thực hiện tăng 12,1 điểm %)
Bảng 3.5. Nguồn thắp sáng chính của hộ (ĐVT%)
Chỉ tiêu
Có CT 135 Khơng có CT135
Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ
Điện lưới 64,9 80,4 72,8 84,9
Điện ắc qui, máy nổ 2,4 1,5 4,8 0,7
Đèn dầu 19,1 8,1 11,2 4,6
Khác 13,6 10,0 11,1 9,8
Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II
Có thể thấy, kết quả thực hiện chương trình đã tạo ra nhiều thay đổi về hạ tầng cho cộng đồng. Hệ thống giao thông, đường ô tô, điện lưới quốc gia đã đến hầu hết các xã. Ở các xã thực hiện chương trình, điều tra cuối kỳ có 98,6 % xã có đường oto đến UBND xã (đầu kỳ là 95,2%); đường ô tô đến thôn bản cũng tăng từ 69, 5% đến 78,9%. Trong khi đó ở các xã khơng thực hiện, cơ sở hạ tầng giao thông cũng tăng, nhưng mức độ chậm hơn, tương ứng đường ô tô đến xã là: 94.4% và 95% và đường ôtô đến thôn là 75,7% và 80%...
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển về văn hóa, thơng tin cũng có sự thay đổi nhiều. Ở các xã thực hiện chương trình, tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa tăng từ 84,1% lên 88,4%; tương tự ở các xã khơng thực hiện chương trình tăng từ 90,1% lên 90,2% (tăng rất ít, khơng đáng kể). Như vậy, tỷ lệ tăng ở các xã thực hiện chương trình vẫn nhanh hơn xã khơng thực hiện
Cơ sở hạ tầng giáo dục là nội dung được quan tâm đầu tư lớn, vì vậy tỷ lệ xã có trường tiểu học đã tăng từ 76,9% đầu kỳ lên đến 89,4% cuối kỳ; trường THCS tăng từ 69,2 lên 82,6. Trong khi ở các xã khơng thực hiện chương trình cũng tăng nhưng chậm hơn, tương ứng từ: 90,0% lên 93,3 và 72,5 lên 80,6. (Bảng 3.6)
Bảng 3.6. Cơ sở hạ tầng nông thơn
Chỉ tiêu (%) Có CT135 Khơng có CT135
Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ
Đường ô tô đến UBND xã 94,3 98,6 94,6 95,5 Đường ôto đến thôn bản 69,5 79,8 75,7 80,0
Bưu điện xã 84,1 88,4 90,1 90,2
Đài truyền thanh 39,5 52,2 42,3 54,2
Chợ liên xã 32,2 32,4 30,3 30,6
Trường tiểu học 76,9 89,4 90,0 93,3
Trường THCS 69,2 82,6 72,5 80,6
Trạm y tế xã 98,0 99,2 98,5 97,7
Nguồn: Tính tốn của NCS từ số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ CT135_II
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng về chợ liên xã, trạm y tế xã ít có sự thay đổi nhiều ở cả hai nhóm xã. Lý giải về điều này, có thể do chợ liên xã và trạm y tế ở giai đoạn trước (1998-2005) đã được chương trình đầu tư tương đối đáp ứng nhu cầu của người dân. Vì vậy giai trong giai đoạn II, chương trình khơng ưu tiên đầu tư, xây mới hai hạng mục này