Chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 25 - 28)

- Quan niệm về chính sách giảm nghèo

Để hiểu về chính sách giảm nghèo, trước hết cần làm rõ “chính sách”, “chính sách cơng” là gì?. Cụm từ “chính sách” được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu, phương tiện truyền thơng và trong đời sống thực tiễn xã hội. Chính vì phạm vi sử dụng rộng, nên thực tiễn hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo mục đích, hồn cảnh sử dụng. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): “Chính sách

là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất,

nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. Một cách hiểu khác khá cụ thể hơn về

chính sách cho rằng, “chính sách là những quyết định, qui định của nhà nước (tức

là các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương) được cụ thể hố thành các chương trình, dự án cùng các nguồn lực, vật lực, các thể thức, qui trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đối tượng theo hướng mà nhà nước mong muốn” (Peter Boothroyd, 2003).

Trong thực tế, chính sách khơng chỉ sử dụng trong khu vực nhà nước, mà trong khu vực tư nhân, các cơng ty, doanh nghiệp cũng ban hành chính sách để phát triển. Như chính sách để thu hút lao động, chính sách bán hàng… mục đích cuối cùng của chính sách là tập hợp các nguồn lực, giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề đã được tính tốn từ trước.

Như vậy khi chính sách trong khu vực cơng, thì gọi là chính sách cơng, thường chủ thể là nhà nước ban hành, còn do tư nhân ban hành thực hiện trong phạm vi hẹp, nhằm đạt được mục đích của tư nhân, thì gọi là chính sách tư. Như vậy “Chính sách cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng

một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” (Nguyễn Hữu

Hải, 2014).

Từ các khái niệm trên đây có thể hiểu chính sách giảm nghèo là chính sách cơng do nhà nước ban hành nhằm tác động đến đối tượng là hộ nghèo nhằm hướng tới cơng bằng, bình đẳng trong xã hội. Chính sách XĐGN có thể được hiểu đó là

những quyết định, qui định của nhà nước được cụ thể hoá trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể thức, qui trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là XĐGN (Nguyễn Thị Hoa, 2009). Hay có thể khái quát

hơn, chính sách giảm nghèo là: Tổng hợp những quan điểm, đường lối chủ trương

của Đảng, pháp luật Nhà nước hỗ trợ, giúp cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thốt nghèo.

Nếu như chính sách giảm nghèo do nhà nước ban hành mà hướng tới đối tượng là hộ đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở những vùng sâu vùng xa nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn thì được gọi là chính sách giảm nghèo đối với hộ

đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phân loại chính sách giảm nghèo

Trong thực tiễn có nhiều cách để phân loại chính sách giảm nghèo tùy theo mục đích của người nghiên cứu. Có thể phân loại chính sách theo chủ thể ban hành như: Chính sách do Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức chính trị xã hội ban hành…; chính sách do Trung ương, địa phương ban hành. Hoặc phân loại theo lĩnh vực của chính sách như: Chính sách tín dụng, chính sách khuyến nơng, khuyến lâm; chính sách dậy nghề, tạo việc làm… Hoặc theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách và tính đa chiều của vấn đề đói nghèo, phân chia thành chính sách tác động gián tiếp và nhóm chính sách tác động trực tiếp (Nguyễn Thị Hoa, 2009).

Chính sách tác động gián tiếp đến XĐGN đó là các chính sách kinh tế xã hội được triển khai nhằm thúc đẩy tăng trường kinh tế, giải quyết vấn đề cơng bằng xã hội... Đây là những chính sách nếu triển khai khơng phải đạt mục tiêu chính là XĐGN nhưng q trình thực hiện chúng có thể tác động đến kết quả giảm đói nghèo. Ví dụ như chính sách này là các hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thơng, trường học, trạm y tế… Chính sách tác động trực tiếp đến XĐGN đó là các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng nghèo. Các chính sách này nhằm vào một đối tượng nghèo cụ thể nào đó và mỗi chính sách bao giờ cũng có một mục tiêu cụ thể liên quan đến một ngun nhân của đói nghèo. Như các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo để tăng thu nhập gồm: Hỗ trợ vay vốn tín dung, hỗ trợ đầu vào sản xuất (giống, phân bón, trâu bị, lợn gà…), hỗ trợ đất sản xuất…

Trong thực tiễn việc phân loại chính sách chỉ mang tính tương đối, khó có thể phân tách cụ thể, rạch rịi từng loại chính sách.

- Cấu trúc của một chính sách giảm nghèo

Để đánh giá chính sách được hiệu quả, việc phân tích chính xác cấu trúc của chính sách có vai trị hết sức quan trọng. Cung cấp thơng tin để nhà nghiên lựa

chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp. Bất kì một chính sách nào cũng có cấu trúc, ngun lý cụ thể. Chính sách giảm nghèo hay các chính sách cơng khác cũng bao gồm các phần: Mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo thực hiện, phạm vi và đối tượng, nhiệm vụ, thời gian thực hiện, nguồn vốn, cơ quan quản lý và thực hiện.

Phạm vi và đối tượng của chính sách. Một vấn đề quan trọng cần xác định trong mỗi chính sách XĐGN đó là cần xem xét phạm vi triển khai chính sách như thế nào, đối tượng được hưởng là ai. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nguồn lực thực hiện chính sách. Nếu như nguồn lực lớn cho phép chính sách triển khai trên phạm vi cũng như đối tượng hưởng lợi rộng hơn và ngược lai.

Thời gian triển khai chính sách. Xuất phát từ mục tiêu được xác định, phạm vi triển khai và đối tượng hưởng lợi, mỗi chính sách sẽ cần xác định thời gian triển khai trong bao lâu là phù hợp nhất. Xác định đúng thời gian triển khai chính sách cho phép chúng ta có kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu đúng tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách.

Nguồn vốn thực hiện chính sách. Đây là vấn đề vơ cùng quan trọng vì chính sách sẽ không thể triển khai hoặc triển khai kém hiệu quả nếu như nguồn lực thực hiện chính sách khơng được tính tốn đầy đủ và kỹ lưỡng. Ở đây, cần trả lời hai câu hỏi lớn đó là sẽ huy động nguồn lực ở đâu và kế hoạch sử dụng chúng như thế nào.

Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách. Để vận hành chính sách, tổ chức thực hiện là một khâu không thể thiếu được. Bởi vậy cần xác định cụ thể ai là người quản lý việc thực hiện chính sách và ai sẽ là người triển khai các hoạt động cụ thể của chính sách.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w