Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 50 - 57)

- Nghiên cứu về giảm nghèo

Có nhiều nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và chủ yếu tập trung vào vấn đề nghèo đói ở khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu giải thích về ngun nhân nghèo, tình trạng nghèo và những yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ gia đình, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá, nhất là đánh giá tác động của chính sách đến tình trạng nghèo của hộ gia đình. Một nghiên cứu được coi là đầu tiên liên quan đến chính sách XĐGN đó là “Nghèo đói và chính sách giảm nghèo đói ở Việt

Nam, kinh nghiệm từ nền kinh tế chuyển đổi” của Tuan Phong Don và Hosein Jalian

(1997). Nghiên cứu đã đã đề cao vai trị của chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và chính sách xây dựng CSHT. Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu khác của WB được thực hiện với qui mô và phạm vi lớn hơn “Đánh

giá nghèo đói và chiến lược” (1995). Kết quả nghiên cứu cho thấy để tấn cơng đói

chính sách tác động trực tiếp đến người nghèo, trong đó, một số chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu của người nghèo ở Việt Nam như đất đai, CSHT, giáo dục và y tế, khuyến nông, khuyến lâm. Trong nghiên cứu “Xóa đói

giảm nghèo ở Việt Nam” do UNDP thực hiện (1995) đã làm rõ được nguyên nhân

gây ra đói nghèo ở Việt Nam và phân tích tác động của các nhóm giải pháp được thực hiện tương ứng với các ngun nhân. Trong đó, một số chính sách XĐGN như chính sách đất đai, chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách xây dựng CSHT được nghiên cứu đề cập, phân tích, đánh giá khá chi tiết.

Có thể nói, trong giai đoạn này các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là đã đề cập đến một số vấn đề liên quan trực tiếp đến người nghèo ở Việt Nam thời kỳ trước năm 2000 đó là đất đai, vốn và CSHT. Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng để Chính phủ đề xuất chính sách xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998- 2000. Sau khi triển khai chương trình XĐGN (giai đoạn 1998-2000), với hệ thống các chính sách trực tiếp tác động đến người nghèo, một loạt các nghiên cứu tiếp tục tập trung lý giải những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo ở Việt Nam. Các yếu tố của cộng đồng, hộ gia đình và thể chế chính trị, hay chính sách được các nghiên cứu đánh giá là có ảnh hưởng đến sự thay đổi về tình trạng nghèo, hay giảm nghèo của hộ gia đình.

Về yếu tố hộ gia đình, nhân khẩu, các nghiên cứu cho rằng: Những hộ có chủ hộ là nam giới thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn đối với hộ có chủ hộ là nữ; những hộ gia đình có vợ hoặc chồng của chủ hộ bị chết hay li dị có mức thu nhập và chi tiêu theo đầu người thấp hơn những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng; số lượng hộ gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ nhiều hơn số lượng hộ nghèo mà đàn ông làm chủ. Patricia Justino, Julie Litchfield (2003), Nicolas Minot (2003) cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu của hộ và khả năng thoát nghèo của các gia đình Việt Nam. Nghĩa là hộ càng đơng nhân khẩu thì khả năng thoát nghèo càng giảm. Báo cáo phát triển Việt Nam (2004) đã nhận định rằng những gia đình có số nhân khẩu càng nhiều thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống. Tỷ lệ người phụ thuộc là tổng số người ăn theo

trên một đơn vị lao động trong hộ. Những hộ có nhiều trẻ em và người già sẽ có mức thu nhập bình qn đầu người thấp hơn những hộ có ít những người này. Patricia Justino, Julie Litchfield (2003), Nicolas Minot (2003), Nguyễn Quang Đạo (2014) khẳng định tăng số trẻ em và người lớn trong hộ làm giảm khả năng thoát nghèo tại Việt Nam.

Về yếu tố cộng đồng, các nghiên cứu về nghèo đói của Patricia Justino, Julie Litchfield (2003), Nguyễn Minh Hà và các cộng sự (2013), Nguyễn Quang Đạo (2014), Nicolas Minot (2003) đều khẳng định rằng nơi sống của các hộ như nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa … và các đặc điểm địa lý của vùng đó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng rơi vào các tình trạng nghèo của hộ. Vì vậy, đầu tư cho cộng đồng cũng là một trong những nội dung ưu tiên của các Chương trình, chính sách giảm nghèo trọng điểm như Chương trình 135 hay Chương trình MTQGGN. Nội dung lớn, dành nhiều nguồn lực ngân sách của các chính sách này là đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đồng bộ như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế. Đây là những yếu tố cộng đồng thiết yếu, gắn liền với đời sống, sản xuất, sinh hoạt của hộ gia đình người nghèo.

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ vai trò của cộng đồng ảnh hưởng tới hồ nghèo, một loạt các nghiên cứu do các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam thực hiện vào năm 2002 gồm: “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận” của Trung tâm Phát triển Nơng thơn và WB, “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng

đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long” của UNDP và AusAID, “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang” của UNDP, “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Quảng Trị” của Bộ LĐ,TB& XH và chương trình hợp tác

Việt - Đức về XĐGN, cũng có những đánh giá, kết luận về vai trị của cộng đồng, vai trị của hộ gia đình với cơng tác giảm nghèo bền vững.

Giao thông và khoảng cách đến trung tâm có tác động đáng kể đến mức sống của các hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo. Nghiên cứu của WB (2012) khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo

vào nền kinh tế thị trường. Người dân sống gần cơ sở hạ tầng tốt có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa.

Có thể nói, đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn, miền núi, sinh kế chủ yếu là làm nông nghiệp, lâm nghiệp. Do vậy, đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu cũng như cơ hội cải thiện tình trạng nghèo của hộ gia đình. Nicolas Minot (2003) cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố như địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm. Đặc biệt nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc và biên giới Tây Bắc giáp với Lào. Đây là những nơi cư trú, sinh sống của phần lớn cộng đồng người DTTS ở nước ta. Cùng quan điểm với các nghiên cứu trên, Nguyễn Minh Hà và các cộng sự (2013), Nguyễn Quang Đạo (2014) đã khẳng định diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất có ảnh hưởng cùng chiều tới mức thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái, … từ đó nâng cao thu nhập và cơ hội thốt nghèo bền vững. WB (2012) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Nữ (2010) đã kết luận rằng tín dụng có tác động làm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo. Nếu các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5% việc vay vốn làm thu nhập của hộ tăng lên 43.9 nghìn đồng/người/tháng. Đồng thời tín dụng đã làm tăng mức chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo thuộc nhóm tham gia 29 nghìn đồng/người/tháng.

Ngồi những yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo ở Việt Nam như trên, báo cáo của WB (2012) cũng cho rằng, các cú sốc về thời tiết, sức khỏe và rủi ro dẫn đến ảnh hưởng tới thu nhập ngày càng diễn ra ở vùng DTTS tại Việt Nam và đã làm cho các hộ gia đình dễ bị tái nghèo. Ngoài ra khi hộ được tiếp cận các chính sách ưu đãi, trợ cấp về giáo dục, y tế, tín dụng thì gánh nặng chi phí về các mảng này sẽ giảm, hộ có nhiều cơ hội để thốt nghèo hơn.

- Nghiên cứu về đánh giá chính sách giảm nghèo

Các nghiên cứu làm rõ nguyên nhân nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đã có vai trị quan trọng để Chính phủ xây dựng, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo cũng rất lớn, ước tính giai đoạn 2006-2010 khoảng gần 2000 tỷ đồng/mỗi năm, chủ yếu từ ngân sách nhà nước (UBDT, 2012). Khi chính sách và nguồn lực được thực thi nhiều, thì vấn đề quan trọng lúc này là cần phải đánh giá, xem xét tác động, mức độ ảnh hưởng của chính sách đó đến hộ nghèo như thế nào; chi tiêu cơng của nhà nước, chính phủ đối với vấn đề giảm nghèo có hiệu quả khơng. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân liên quan về đánh giá các chính sách giảm nghèo.

Nhiều nghiên cứu đã góp phần làm rõ phương pháp luận, quy trình, phương pháp, cách thức đánh giá chính sách giảm nghèo. Đáng chú ý, trần Thị Vân Anh (2003) với nghiên cứu “Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách XĐGN

và xây dựng chiến lược XĐGN đến năm 2010”. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhận

định được vai trò, tầm quan trọng và mối quan hệ của việc đánh giá chính sách và xây dựng chính sách: “việc đánh giá chính sách càng khách quan, tồn diện bao nhiêu thì càng có căn cứ vững chắc để hồn thiện các chính sách cũng như đề xuất các chính sách mới có tính khả thi bấy nhiêu”. Để đánh giá được hiệu quả chính sách, thì phương pháp đánh giá, thu thập số liệu là rất quan trọng. Để có được kết quả khách quan, chủ thể đánh giá cần phải thu thập dữ liệu dựa trên nhiều nguồn, gồm kế thừa các tài liệu nghiên cứu và điều tra, khảo sát độc lập từ cộng đồng và người nghèo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam việc tiến hành đánh giá chính sách chủ yếu thơng qua phân tích văn bản để đánh giá q trình chính sách và hoạch định chính sách giảm nghèo.

Cùng làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá chính sách, tác giả Đỗ Phú Hải (2014) có bài viết “Đánh giá chính sách cơng ở Việt Nam: Những vấn đề lỳ luận và thực

tiễn”, đăng trên tạp chí khoa học chính trị số 7/2014. Tác giả cho rằng, đánh giá

chính sách cơng, chính sách giảm nghèo được chia thành 3 loại (1) Đánh giá tác động chính sách; (2) Đánh giá thực hiện chính sách; (3) Đánh giá quản lý thực hiện

chính sách. Mục tiêu của đánh giá chính sách là kiểm định xem mục tiêu ban đầu đề ra có thực hiện được hay khơng. Trong đánh giá chính sách ln ln phặt đặt ra câu hỏi là: Điều gì sẽ xảy ra, nếu như chính sách khơng thực hiện? Và cuối cùng, nhà nước bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng, thì chính sách thu được gì, tác động gì đến xã hội. Những kết quả nghiên cứu của tác giả đã góp phần quan trọng làm thay đổi, tư duy, nhận thức về đánh giá chính sách cơng, chính sách giảm nghèo ở nước ta.

Tác giả Phạm Xuân Nam (2003) với nghiên cứu “Góp phần khảo sát mấy khía

cạnh phương pháp luận đánh giá chính sách giảm nghèo” đã giới thiệu q trình

hoạch định chính sách giảm nghèo ở Việt Nam và đưa ra các cách tiếp cận đánh giá chính sách, nêu lên kiến nghị kết hợp chặt chẽ giữa việc đánh giá chính sách với q trình hoạch định chính sách để các chính sách được đưa ra trong tất cả các lĩnh vực (kinh tế, xã hội) đều có thể đóng góp nhiều hơn cho XĐGN.

Về đánh giá chính sách cụ thể, thời gian gần đây đã có nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Hoa với luận án “Tổng quan đói nghèo

và một số kiến nghị chính sách XĐGN ở nơng thơn Việt Nam đến năm 2010” (2000). Nghiên cứu này tiến hành đánh giá tác động một số chính sách như đất đai, tín dụng, CSHT, giáo dục và y tế cho người nghèo. Bên cạnh những kết quả đạt được của chính sách, luận án cũng chỉ ra một số điểm bất cập chung của chính sách như: (i) chính sách đã được triển khai nhưng vẫn cịn chưa đến được đúng đối tượng; (ii) nhiều người nghèo chưa biết đến chính sách; (iii) việc tổ chức phối hợp thực hiện cịn nhiều điểm bất cập đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách.

Nhằm xem xét, đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hỗ trợ của UNDP, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong đã thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tác động các chính sách giảm

nghèo của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2013”. Để đánh giá việc tiếp cận

của hộ gia đình đến các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và tác động định lượng của các chính sách này lên phúc lợi hộ gia đình, dự án đã thực hiện điều tra chọn mẫu 1000 hộ gia đình ở 10 quận/huyện của thành phố. Phương pháp sử dụng đánh giá

tác động định lượng là hồi quy không liên tục, bằng phương pháp ước lượng tối thiểu hóa phần dư (OLS) với mơ hình hồi quy đa biến. Nghiên cứu cũng tiến hành thu thập thơng tin định tính thơng qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Nghiên cứu định tính đã cung cấp những phát hiện quan trọng về tác động của Chương trình giảm nghèo dưới góc nhìn của đối tượng thụ hưởng. Nghiên cứu tập trung đánh giá 5 chính sách hỗ trợ trực tiếp người nghèo gồm: (1) Chính sách tín dụng; (2) chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm; (3) chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; (4) chính sách hỗ trợ giáo dục; (5) chính sách hỗ trợ nhà ở. Nghiên cứu cũng cho thấy, các chính sách đã có những tác động tích cực đến hộ nghèo, góp phần quan trọng giúp hộ nghèo thốt nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo tiếp cận với chính sách cịn hạn chế.

Để xem xét tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ nghèo nông thôn, DTTS và miền núi, viện Nghiên cứu Phát triển Mekong đã tiến hành đánh giá CT135_II giai đoạn II. Chương trình được thực hiện trong giai đoạn từ 2006-2010. Nghiên cứu cũng thực hiện cả hai phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động. Do CT135_II tiến hành điều tra đầu kỳ và cuối kỳ với mẫu lặp, cỡ mẫu là 6.000 quan sát cấp hộ gia đình, trên địa bàn 400 xã ở 43 tỉnh trên khắp cả nước vùng DTTS, nên nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy các nhân tố cố định. Một số kết quả chính thu được từ kết quả phân tích mơ hình gồm: (1) Mức sống của các dân tộc thiểu số đã được cải thiện nhưng với tốc độ chậm hơn so với mức bình quân cả nước; (2) Sự gia tăng thu nhập chủ yếu là do các hoạt động nông nghiệp mang lại; (3) Đánh giá sử dụng chỉ số nghèo thu nhập và nghèo đa chiều mang đến những bức tranh khác nhau; (4) Thu nhập của nhiều hộ gia đình giảm và bất bình đẳng gia tăng; (5) Sản xuất nơng nghiệp góp phần rất lớn vào tăng thu nhập hộ gia đình như thế nào. Cũng trong báo cáo, qua rà sốt, tổng quan các nghiên cứu về đánh giá chính sách, tác giả nhận định: “Thời gian qua, các nghiên cứu về chính sách XĐGN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách hơn là đánh giá tác động của chúng. Điều quan trọng, các nghiên cứu này có đánh giá thì cũng khơng theo một khung đánh giá chính sách nào”.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w