GIẢM NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1.1. Một số đặc điểm về kinh tế, xã hộ
- Các dân tộc thiểu số có dân số ít, nhưng phân bố ở nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới.
Theo danh mục các dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê ban hành, nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, khoảng 86% dân số cả nước, 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 14% gọi là các dân tộc thiểu số. Hộ gia đình người DTTS có số thành viên thường lớn hơn bình quân của cả nước. Với dân số gần 13,4 triệu người, ở trong 3,03 triệu hộ, bình quân khoảng 4.4 người/hộ. Như vậy phần lớn mỗi hộ gia đình người DTTS ngồi hai vợ chồng sẽ có trung bình ít nhất là 2 con (Bảng 2.1).
Quy mơ dân số của các dân tộc có sự chênh lệch khá lớn, hiện có 5 dân tộc thiểu số có dân số trên 1 triệu người nhưng có 16 dân tộc có dân số rất ít dưới 10 nghìn người, thậm chí có một số dân tộc có dân số dưới 1000 người (Si la, Pu péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu). Mỗi dân tộc có ngơn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán và phương thức sản xuất, canh tác khác nhau… Sự khác biệt này góp phần tạo nên tình trạng nghèo khác nhau giữa các dân tộc.
Các dân tộc lớn thường có ảnh hưởng tác động chi phối đến các hoạt động kinh tế – xã hội và thậm chí là thiết chế tổ chức xã hội trong khu vực. Ví dụ trong vùng các phiên chợ ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc tiếng Tày, Thái, Mông được tất cả các dân tộc sử dụng để thông tin, trao đổi, mua bán. Trong nhiều địa phương, để có
người đại diện cho từng dân tộc tham gia vào các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là các dân tộc có số dân rất ít người gặp khơng ít khó khăn. Gần như là qui luật, các dân tộc thiểu số có dân số ít thường cư trú ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khó khăn nhất và là những người nghèo khó nhất.
Bảng 2.1. Dân số các dân tộc thiểu số
TT Dân tộc Hộ Quy mô hộ TT Dân tộc Hộ Quy mô hộ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Toàn quốc 3,040,956 13,386,330 4.40 1 Tày 443,492 1,766,927 3.98 28 Mạ 10,541 46,202 4.38 2 Thái 391,823 1,719,654 4.39 29 Kor 9,255 39,123 4.23 3 Mường 335,807 1,395,101 4.15 30 Chơ Ro 6,785 28,655 4.22
4 Khmer 313,709 1,283,405 4.09 31 Xinh Mun 5,917 27,361 4.62
5 Mông 225,411 1,251,040 5.55 32 Hà Nhì 4,931 24,548 4.98 6 Nùng 242,317 1,026,617 4.24 33 Chu Ru 4,476 21,101 4.71 7 Dao 179,023 832,461 4.65 34 Lào 3,717 16,720 4.50 8 Hoa 178,968 806,041 4.50 35 Kháng 3,239 15,269 4.71 9 Jrai 96,343 469,789 4.88 36 La Chí 2,866 14,497 5.06 10 Ê Đê 75,719 367,890 4.86 37 Phù Lá 2,522 11,665 4.63 11 BahNar 54,782 266,866 4.87 38 La Hủ 2,379 11,140 4.68 12 Xê Đăng 44,244 195,618 4.42 39 La Ha 2,081 9,533 4.58 13 Sán Chay 45,848 188,632 4.11 40 Pà Thẻn 1,544 7,648 4.95 14 Kơ Ho 38,531 188,266 4.89 41 Chứt 1,612 6,881 4.27 15 Sán Dìu 40,879 167,659 4.10 42 Lự 1,344 6,509 4.84 16 Chăm 37,902 167,128 4.41 43 Mảng 882 4,364 4.95
17 Hre 38,881 142,889 3.68 44 Lô Lô 893 4,314 4.83
18 Raglay 30,561 133,749 4.38 45 Cơ Lao 647 3,063 4.73
19 Mnông 24,972 119,254 4.78 46 Bố Y 608 2,647 4.35
20 Xtiêng 19,374 91,360 4.72 47 Cống 529 2,582 4.88
21 Bru-Vân Kiều 18,709 88,279 4.72 48 Ngái 252 999 3.96
22 Khơ Mú 17,402 84,525 4.86 49 Si La 195 810 4.15
23 Thổ 19,955 81,843 4.10 50 Pu Péo 176 791 4.49
24 Cơ Tu 17,191 70,872 4.12 51 Rơ Măm 132 498 3.77
25 Giáy 14,412 62,977 4.37 52 Brâu 138 469 3.40
26 Giẻ Triêng 15,149 60,091 3.97 53 Ơ Đu 101 446 4.42
27 Tà Ôi 11,790 49,562 4.20
Mặc dù có dân số ít, nhưng đồng bào DTTS không sinh sống tập trung mà cư trú ở nhiều tỉnh thành của cả nước. Theo Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2016), các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung. Số liệu điều tra cũng cho thấy ở nhiều tỉnh biên giới, miền núi cao các DTTS chiếm số đơng trong dân tồn tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng (trên 90%), Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La (trên 70 %)… (Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Phân bố dân cư các DTTS
Vùng Tên đơn vị Tổng dân số
(người)
DTTS
(người) Tỷ lệ %
CẢ NƯỚC 91,709.800 13,386.330
1 Đồng bằng sông Hồng 10,413.100 316.095 3.04 2 Miền núi Đông Bắc 8,854.800 4,236.808 47.85 3 Miền núi Tây Bắc 2,984.100 2,452.046 82.17
4 Bắc Trung Bộ 10,487.900 1,280.234 12.21
5 Duyên hải miền Trung 8,156.000 706.432 8.66
6 Tây Nguyên 5,607.900 2,047.907 36.52
7 Đông Nam Bộ 16,090.900 910.306 5.66
8 ĐB sông Cửu Long 10,305.900 1,385.115 13.44
9 Tỉnh khác 18,809.200 51.387 0.27
Nguồn: Điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS, 2015
Như vậy có thể thấy đa số đồng bào DTTS sinh sống ở khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của đất nước. Nhiều nơi địa hình chia cắt bởi núi cao, cơ sở hạ tầng về giao thơng rất khó khăn, đất canh tác, sản xuất nơng nghiệp thiếu, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mùa đơng có rét đậm, rét hại, sương muối… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của đồng bào DTTS.
thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ ống, lũ quét, hạn hán cũng đã xảy ra với tần xuất ngày càng nhiều ở vùng DTTS. Các dân tộc sống ở vùng cao như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thường đối mặt với nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất. Trong khi đó các nhóm DTTS nhỏ sống rải rác dọc miền Trung thường xuyên gặp phải các hiện tượng bão, lụt, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, nhiễm mặn. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long người dân tộc Khơ me và các nhóm dân tộc nhỏ khác cũng đối mặt với nguy cơ bão, lũ. Đây đều là những thảm họa có tần suất xảy ra cao ở Việt Nam. Tính đến năm 2006, tổng số hộ nằm trong vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng cần được bố trí lại chỗ ở và đất sản xuất khoảng 75.000 hộ. Đến năm 2010, số hộ cần được hỗ trợ đã lên tới 146.033 hộ. Trên thực tế, số hộ sống trong vùng nhạy cảm về môi trường, chịu nhiều rủi ro về thiên tai cần được hỗ trợ còn lớn hơn rất nhiều. Những vấn đề này, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và giảm nghèo của hộ gia đình.
Ở nước ta, các DTTS khơng sinh sống thành cộng đồng riêng mà xen cài lẫn nhau trên phạm vi một địa bàn xã, huyện tỉnh (UBDT, 2013). Việc phân bố dân cư đan xen này đã và đang mang lại những tác động cả tích cực và tiêu cực. Một mặt, các dân tộc gần gũi nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, giao lưu văn hóa và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội... nhưng cũng góp phần làm nảy sinh những cạnh tranh, mâu thuẫn và xung đột dân tộc. Về xây dựng chính sách, khó có thể có chính sách giảm nghèo nào có thể phù hợp với đặc điểm văn hóa, tập quán của từng dân tộc.
- Cơ sở hạ tầng thập kém, điều kiện sản xuất, sinh hoạt, đời sống của các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn
Do địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số là miền núi, vùng cao cũng có tiềm năng về đất đai, rừng, tài ngun khống sản, nơi đầu nguồn của nhiều con sơng, có nguồn thuỷ năng khá phong phú. Trên bình diện quốc gia, đây là cơ sở, điều kiện quan trọng, để phát triển kinh tế và thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng ở quy mơ nhỏ, kinh tế hộ gia đình, nơng nghiệp, nơng
thơn thì địa bàn vùng dân tộc và miền núi không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên tuy rộng, nhưng chủ yếu đất dốc, núi cao, diện tích đất bằng, thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp rất ít, thiếu nước tưới tiêu. Hiện có khoảng trên 82.000 hộ DTTS cịn thiếu, hoặc khơng có đất sản xuất.
Địa hình chia cắt, giao thơng chưa phát triển, đi lại cịn nhiều khó khăn, khiến cho đồng bào các dân tộc sinh sống nơi đây khó tiếp cận với thị trường, nguyên liệu đầu vào khan hiếm, đắt đỏ, hàng hóa làm ra khó tiêu thụ. Số liệu từ kết quả điều tra 53 DTTS (2015) cho thấy, hiện có khoảng 28% thơn, bản vùng DTTS chưa có đường giao thơng được cứng hóa, đi lại rất khó khăn. Hạ tầng về kinh tế, xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân cịn thấp kém, có khoảng 7% thơn, bản chưa có điện lưới quốc gia, tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, xa, biên giới; 32,2% trạm y tế xã chưa được kiên cố, đạt chuẩn; tỷ lệ người DTTS không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh còn cao, trên 55,5% (Bảng 2.3.)
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội vùng DTTS
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Giá trị
1 Tỷ lệ thơn, bản chưa có đường giao thơng được cứng hóa % 28 2 Tỷ lệ thơn, bản chưa có điện lưới quốc gia % 7
3 Số hộ thiếu đất sản xuất Hộ 82.893
4 Tỷ lệ xã có trạm y tế chưa kiên cố % 32,2
5 Tỷ lệ người DTTS không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để
khám chữa bệnh % 55,2
6 Tỷ lệ cặp vợ, chồng người DTTS hôn nhân cận huyết thống % 6,5 7 Tỷ lệ cặp vợ, chồng người DTTS tảo hôn % 21 8 Tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc biết viết chữ phổ thông % 21,1 9 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở tạm, nhà dột nát % 85,5
Nguồn: Điều tra thực trạng KT-XH 53 DTTS, 2015
Đáng chú ý là các vấn đề khác về giáo dục và phong tục, tập quán cũng tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực và lao động, việc làm
của người DTTS. Kết quả điều tra cho thấy vấn đề tảo hôn và hơn nhân cận huyết thống ở vùng này cịn khá cao, khoảng 21% cặp vợ, chồng tảo hôn và trên 6,5% là hôn nhân cận huyết thống. Hệ lụy của của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc, thể lực và trí lực của người DTTS. Trong khi nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định đến phát triển kinh tế, xã hội, thì tình trạng chất lượng giáo dục và đào tạo cũng đáng lo ngại, hiện có khoảng 21% người DTTS khơng biết đọc biết viết; hạ tầng về giáo dục, trường, lớp, phòng học, trang thiết bị còn thiếu nhiều. Số liệu điều tra 53 DTTS cũng cho thấy, còn 72.634 phòng học bán kiên cố và phịng học tạm. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn ở các xã vùng đồng bào DTTS&MN chưa bằng 1/2 so với vùng phát triển…
Một số đặc điểm về dân tộc, tập quán, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập, mức sống của người DTTS. Mặc dù thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển, xóa đói, giảm nghèo, nhưng đến nay hộ nghèo, vùng nghèo (huyện nghèo, xã, thơn bản đặc biệt khó khăn,...) và người nghèo vẫn chủ yếu tập trung ở vùng dân tộc và miền núi.