Tại sao pháp luật cần dân chủ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 30 - 38)

1.1.3.1 Dân chủ tạo tính chính đáng cho pháp luật

Tính chính của pháp luật được hiểu là hợp với lẽ phải [17, tr.156] hoặc sự ưng thuận của kẻ bị trị [106, tr.95]. Pháp luật có tính chính đáng phụ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện pháp luật theo phương thức nào và phản ánh ý chí của ai. Vì

vậy, pháp luật trong chế độ quân chủ là ý chí của “đấng tối cao” nên hợp với lẽ phải và phần nào được tín đồ ưng thuận. Trong điều kiện hiện đại, tính chính đáng của pháp luật phải thể hiện ý chí chủ động, duy lý của nhân dân và thể hiện trong những thuộc tính cơ bản của pháp luật.

Tính quy phạm phổ biến, được hiểu là sự tác động phổ quát của pháp luật lên mọi quan hệ xã hội và với mọi chủ thể. Tính phổ biến là sự tác động của pháp luật mang tính chất khách quan lên các quan hệ xã hội bởi vì pháp luật là sự tổng kết các

quy luật vận động của các quan hệ xã hội. Hay nói theo cách nói của Mác, “pháp

luật do phương thức sản xuất nhất định sản sinh ra” và vì thế nó “phải thích hợp với các quan hệ xã hội” [7, tập 1 tr. 693]. Mặt khác, sự tác động mang tính chất phổ biến vì nó thể hiện ý chí của toàn thể xã hội hoặc chí ít nó cũng dựa trên sự ưng thuận của xã hội. Tính quy phạm phổ biến, do vậy xuất pháp từ mặt chủ quan, pháp luật tác động phổ biến nó phù hợp với ý chí của nhân dân. Về mặt khách quan, tính phổ biến dựa trên sự phản ánh đúng quy luật vận động của các quan hệ xã hội. Hai yêu cầu này phải có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất. Tuy nhiên, tính phổ biến có được trên cơ sở dân chủ bằng hình thức tham gia là lý tưởng nhất vì nó đòi hỏi sự phản ánh quy luật khách quan và sự tham gia mới có thể phản ánh ý chí của nhân dân. Nói cách khác, trí tuệ tập thể, sự đa dạng thông tin, tính cạnh tranh và mở rộng lựa chọn sẽ mang lại tính chất khách quan cho pháp luật bằng phương thức dân chủ. Với tính khách quan có được từ phương thức dân chủ và sự tham gia và thể hiện ý chí chủ quan của nhân dân làm cơ sở cho sự tác động phổ biến của pháp luật hay tính phổ biến được xác lập.

Trong một số trường hợp, giai cấp thống trị có thể phản ánh quy luật khách quan và phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân và đôi khi sự tham gia của nhân dân chưa phản ánh đúng các quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Cả hai trường hợp này ít nhiều đều có thể mang lại tính phổ biến cho pháp luật nhưng chúng chưa ở mức độ cao nhất. Ngay cả những gì được coi là hợp đạo lý, hợp lòng dân trong pháp luật cũng phải xuất phát từ nhân dân, là kết quả nhận thức chung của nhân dân chứ không thể là sự giải thích, sự ban ơn của giai cấp thống trị và những quyết định pháp lý của nhân dân có thể vẫn có rủi ro giống như việc ra quyết định bởi giai cấp thống trị nhưng chắc chắn không bị lạm

dụng bởi kẻ nắm quyền lực. Ví dụ, chính sách quân điền (nhà vua chia ruộng cho nông dân trong thời kỳ phong kiến) phần nào thể hiện lợi ích của người lao động và phản ánh quy luật trong quan hệ sản xuất nông nghiệp nhưng không thể coi những quy định pháp lý đó có tính dân chủ. Như vậy, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của pháp luật, tính phổ biến của pháp luật khó có thể có được nếu không bằng phương thức dân chủ và mang tính chất dân chủ. Nếu không có dân chủ, pháp luật tác động phổ quát và luôn đúng khi nó mệnh danh là ý chí của Đấng tối cao.

Tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật gắn bó mật thiết với dân chủ và khi tính xác định chặt chẽ xuất phát từ dân chủ, pháp luật trở nên “hợp với lẽ phải”. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức có thể hiểu là rõ ràng, chỉ có một nghĩa hay pháp luật phải rõ ràng và có thể xác định được, có thể tiên liệu trước và ổn định. Quy luật khách quan và ý chí chủ quan của toàn thể nhân dân cần được xác định, có thể tiên liệu trước hậu quả của hành vi pháp lý và cũng phải ổn định, thống nhất và có hiệu lực thực hiện cao nhất. Về cơ bản, tính xác định chặt chẽ về hình thức đảm bảo pháp luật không thể bị hiểu sai, bị lạm dụng và thay đổi. Nói cách khác, tính xác định chặt chẽ về hình thức đảm bảo ý chí của nhân dân và ngăn ngừa sự vi phạm khi pháp luật được áp dụng bởi nhà nước. Tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật có thể đối nghịch với nhà nước chuyên chế bởi vì nó ngăn ngừa sự tùy tiện của nhà nước khi thực hiện pháp luật. Trong xã hội không có dân chủ và pháp quyền, các cá nhân sẽ không tiên liệu trước được hành vi pháp lý của mình và của người cai trị vì thiếu tính chất này của pháp luật. Khi có một mức độ dân chủ nhất định thì pháp luật có thể có tính chặt chẽ về mặt hình thức vì thuộc tính này là kết quả của việc sử dụng pháp luật để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước. Nếu pháp luật chặt chẽ về mặt hình thức nhưng không hạn chế sự tùy tiện của người có quyền lực mà chỉ chặt chẽ với kẻ bị trị thì nó là pháp luật chuyên chế, khắc nghiệt mà thôi và tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật sẽ nguy hiểm khi nó phục vụ cho quyền lực chuyên chế vì nó sẽ giúp duy trì sự ổn định của quyền lực chuyên chế. Như vậy, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật gắn bó với dân chủ vì nó là biểu hiện của việc thực hiện sự chế ngự lạm dụng quyền lực nhà nước bằng pháp luật và vì mục đích của sự xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật phải hướng đến một trật tự dân chủ.

Pháp luật cần dân chủ vì sự đảm bảo thực hiện bằng nhà nước của pháp luật không thể thiếu tính chất và theo phương thức dân chủ. Tính đảm bảo thực hiện pháp luật bằng nhà nước là việc thực hiện pháp luật sẽ được đảm bảo bằng khả năng sử dụng vũ lực một cách độc quyền của nhà nước [136, tr.6]. Tính đảm bảo thực hiện pháp luật bằng nhà nước cũng có nghĩa là trách nhiệm thực hiện pháp luật của nhà nước. Vì pháp luật được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước và việc độc quyền sử dụng vũ lực của nhà nước nên nó có khả năng gây rủi ro cao khi quyền lực này bị lạm dụng. Vì vậy, sự cưỡng chế này phải là cưỡng chế có tính chất và có mục đích dân chủ hay quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật phải là quyền lực dân chủ và bằng nhà nước dân chủ. Thực hiện pháp luật phải cần tích cực chủ động nên sự đảm bảo thực hiện pháp luật phải được coi là trách nhiệm chứ không chỉ coi là quyền của nhà nước. Nếu thực hiện pháp luật mà là quyền của nhà nước, nhà nước sẽ lựa chọn thực hiện những luật nào thuận lợi cho mình và không tích cực, chủ động thực hiện những luật khác. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện pháp luật chính là một biểu hiện của dân chủ hay nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm tích cực thực hiện pháp luật chính là nhà nước dân chủ. Nói một cách đơn giản, cưỡng chế bằng nhà nước để thực hiện pháp luật sẽ không chính đáng khi nó không theo cách thức và mục đích dân chủ. Như vậy, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân cần phải được hợp pháp hóa bằng pháp luật và pháp luật với thuộc tính tác động phổ biến, chặt chẽ về hình thức và được đảm bảo thực hiện bằng sự độc quyền sử dụng vũ lực sẽ rất nguy hiểm nếu không gắn bó mật thiết với dân chủ.

Vì pháp luật bắt buộc với tất cả mọi người và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước nên kẻ cai trị chuyên chế tìm cách hạn chế ý chí chung của xã hội, biến ý chí của mình thành ý chí của pháp luật và ngụy trang dưới dạng ý chí của “Thượng đế” hay những dạng ý chí “siêu việt” khác. Pháp luật của sự chuyên chế càng tệ hại hơn khi nó đồng thời kết hợp với sự chuyên chế của pháp luật. Trong lịch sử, ví dụ điển hình ở Trung Quốc với sự cai trị chuyên chế của Tần Thủy Hoàng càng tàn khốc hơn khi nó thực hiện triệt để tư tưởng Pháp trị. Quyền lực của nhà vua không có giới hạn, luật pháp được đảm bảo thực hiện tuyệt đối, trong trường hợp này tự do của kẻ bị trị không tồn tại. Dường như có mối liên hệ khăng

khít giữa sự cai trị chuyên chế với sự chuyên chế của pháp luật. Quyền lực thống trị sẽ nhanh chóng sử dụng luật pháp để củng cố quyền lực của mình hơn là để phát triển xã hội. Pháp luật do vậy sẽ có tính trừng phạt, cưỡng bách hơn là tạo cơ sở cho sự phát triển và được thực hiện một cách tự nguyện. Sự cai trị chuyên chế gắn với sự chuyên chế của pháp luật sẽ là lực cản cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong xã hội hiện đại, chế độ chuyên chế cũng không khác biệt nhiều với chế độ phong kiến bởi vì nó cũng sử dụng pháp luật như là một công cụ cai trị. Nói cách khác, luật pháp thiếu dân chủ và không phản ánh ý chí của nhân dân cho nên nó chỉ là công cụ để thực hiện sự cai trị chuyên chế đối với nhân dân. Vì vậy, pháp luật gắn với cưỡng chế mà ít được thực hiện một cách tự nguyện. Về mặt nguyên tắc, cai trị chuyên chế sẽ kéo theo xu hướng gia tăng việc giải quyết các quan hệ khác trong xã hội bằng bạo lực và hậu quả là sự bất ổn xã hội. Vì pháp luật thiếu dân chủ sẽ không đảm bảo cho sự tồn tại một cách chính đáng của dân chủ, nên chế độ chuyên chế hiện đại bên cạnh việc sử dụng pháp luật, chúng nhấn mạnh những công cụ tư tưởng khác như sự độc tôn về mặt tư tưởng, tiêu diệt đối lập nhằm thực hiện sự đồng nhất xã hội mà ví dụ rõ nhất là chế độ phát xít Đức. Tóm lại, pháp luật cần dân chủ bởi vì tính chính đáng thể hiện trong những thuộc tính cơ bản nhất của nó được kiến tạo và bảo đảm bằng dân chủ trong khi chế độ chuyên chế phải dùng vũ lực cưỡng bức, nhờ “Trời” hoặc mượn vỏ bọc pháp luật để biện hộ cho tính chính đáng của pháp luật.

1.1.3.2 Luật pháp cần được xây dựng và thực hiện theo cách thức dân chủ

Pháp luật tùy thuộc vào dân chủ vì quyền lực dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có ảnh hưởng rất lớn toàn bộ xã hội. Đặc trưng quan trọng nhất của quyền lực pháp lý của nhà nước là độc quyền sử dụng vũ lực. Vì vậy, quyền lực pháp lý đó phải được thực hiện một cách dân chủ và với mục đích dân chủ. Nội dung của pháp luật phản ánh ý chí chí của nhân dân và bảo vệ lợi ích của nhân dân nên bản thân nó đã là một giá trị dân chủ và chính nó cũng cần dân chủ. Cách thức xây dựng và thực hiện pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phản ánh ý chí nhân dân vào pháp luật và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, cách thức xây dựng và thực hiện pháp luật phải được tiến hành một cách dân chủ, theo mô thức dân chủ. Xây dựng và thực hiện pháp luật theo cách thức dân chủ có thể chưa hẳn là thể hiện

trực tiếp ý chí của nhân dân nhưng nếu theo cách thức dân chủ sự lạm dụng quyền lực trong xây dựng và thực hiện pháp luật có thể bị hạn chế.

Hơn nữa, chúng ta cũng quan tâm đến sự tuân thủ pháp luật của công dân với tư cách là người chịu tác động của quyền lực pháp lý. Nhân dân thấy cần phải tôn trọng và thực hiện pháp luật dân chủ vì nó vừa là phương tiện và là kết quả của sự thể hiện ý chí của mình. Đương nhiên, sự tuân thủ pháp luật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa, truyền thống…nhưng dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật được coi là yếu tố quan trọng nhất để tuân chủ pháp luật triệt để. Sự tuân thủ pháp luật triệt để và tự nguyện của nhân dân một phần bắt nguồn từ nội dung của pháp luật phản ánh ý chí và lợi ích của nhân dân, mặt khác nó bắt nguồn từ việc xây dựng và thực hiện pháp luật một cách dân chủ. Hoạt động pháp lý được tiến hành một cách dân chủ thể hiện trong quy trình, cách thức xây dựng và thực hiện pháp luật mà ở đó nhân dân được tham gia, được giám sát…Chính vì nhân dân trở thành “một phần” trong hoạt động pháp lý nên khả năng tôn trọng và tự nguyện thực hiện pháp luật sẽ cao hơn. Chính vì vậy, pháp luật cần đến dân chủ vì chỉ bằng phương thức dân chủ quyền lực pháp lý mới có được thực hiện trên thực tế với một hiệu quả cao hơn. Nếu bản thân pháp luật không thể gắn kết với dân chủ và giai cấp thống trị chia rẽ dân chủ với pháp luật, chắc chắn dân chủ sẽ khó có thể phát triển, pháp luật đó cũng dần trở thành mệnh lệnh cai trị.

Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật đã phản ánh tính thống nhất, tương thích, hài hòa bởi sự gắn kết như trên. Sự gắn kết đó còn thể hiện trong sự tương tác qua lại giữa chúng và trong sự chia sẻ mục đích chung là tiến bộ xã hội và giải phóng con người. Mục đích quan trọng nhất của dân chủ là giải phóng con người khỏi những ràng buộc, cản trở từ nhiều yếu tố bên trong như nhận thức, thói quen….và từ những yếu tố hạn chế dân chủ từ bên ngoài, đặc biệt là từ phía quyền lực nhà nước. Hơn nữa, dân chủ cũng giải phóng con người bằng việc kiến thiết những cơ chế để họ trực tiếp tham gia vào việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Giải phóng con người cũng là mục đích của pháp luật vì pháp luật nhằm kiến tạo trật tự pháp lý, đem lại tự do, công bằng và công lý, tránh “trạng thái tự nhiên” mà ở đó con người ứng xử bằng bạo lực, ngắn ngủi và hỗn loạn. Hơn nữa, công lý và tự do mà pháp luật mang lại cũng hướng tới việc tổ chức và thực hiện quyền lực

nhà nước. Như vậy, pháp luật và dân chủ đều có chung mục đích nên mối quan hệ này có đặc trưng quan trọng là sự thống nhất mà thể hiện ở đây là thống nhất về mục đích. Sự thống nhất và tương thích giữa dân chủ và pháp luật cũng thể hiện trong sự tương tác về chức năng giữa dân chủ và pháp luật. Dân chủ sẽ được thực hiện bằng những phương tiện khác nhau nhưng trong đó pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng nhất bởi tính phổ biến và hiệu lực thực hiện của nó. Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện pháp luật phải theo những cách thức, phương pháp dân chủ. Vì vậy, với chức năng tương tác qua lại và chặt chẽ như trên, mối

quan hệ giữa dân chủ và pháp luật có tính thống nhất về tương tác chức năng. Sự

thống nhất của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cũng xuất phát từ vai trò của chúng trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và trong tổ chức và quản lý xã hội. Xét theo giá trị của sự tác động qua lại, vai trò quan trọng nhất của pháp luật là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)