Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong giai đoạn 195 9-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 90 - 95)

Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

2.1.2 Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong giai đoạn 195 9-

Hiến pháp 1959 ra đời trong điều kiện đất nước bị chia cắt, miền Bắc bắt đầu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam còn tạm thời bị chiếm đóng, đất nước bị chia cắt, một bộ phận dân tộc vẫn chưa được giải phóng. Vì vậy, mục đích giải phóng dân tộc đóng vai trò quan trọng nhất và thể hiện trong nhiệm vụ mới là thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình hình thế giới cũng đã có những chuyển biến sâu sắc. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít với chiến thắng của Liên xô, quá trình hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những nước theo phe xã hội chủ nghĩa là một yếu tố rất quan trọng đối với thế giới và Việt Nam. Trong điều kiện thế giới chia thành hai hệ thống với hai ý thức hệ khác nhau và đối lập nhau, những quốc gia nhỏ bé như Việt Nam khó có thể tránh khỏi vòng xoáy của sự đối lập ý thức hệ cũng như sự ảnh hưởng của nó. Vì vậy việc lựa chọn phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ là kết quả chủ quan mà nó có tính chất tất yếu khách quan. Trong điều kiện đó, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong trong giai đoạn này đã thể hiện qua những mặt cơ bản như sau:

Về nguồn gốc và bản chất quyền lực nhà nước, Hiến pháp 1959 đã ghi nhận nguồn gốc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (điều 4) tuy nhiên nguồn gốc quyền lực đã khác với Hiến pháp 1946 và bắt đầu có xu hướng xác định cơ sở của

quyền lực nhà nước “dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân

lãnh đạo”. Về bản chất của quyền lực, nhìn chung Hiến pháp 1959 vẫn khẳng định bản chất quyền lực nhà nước vẫn là do dân và vì dân (điều 4) nhưng gắn với mục đích thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội (điều 9). Như vậy, bản chất của quyền lực nhà nước là vì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao

động. Tuy chưa được quy định trong các điều nhưng trong phần mở đầu của Hiến

pháp 1959 đã xác định rõ điều này. Nói cách khác, dân chủ trước hết là dân chủ cho đa số nhân dân lao động. Hiến pháp 1959 đã cụ thể hóa mục đích vì nhân dân vào trong lợi ích dân tộc là thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Có thể thấy rằng,

mục đích thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội cũng thể hiện tính dân chủ tiến bộ nhất định. Hiến pháp 1959 đã thay đổi tính dân chủ vì Hiến pháp 1959 không quy định phúc quyết Hiến pháp 1946 và nó là một “đạo luật được sửa đổi với điều kiện đặc biệt” của Quốc hội (điều 112). Như vậy, khái niệm dân chủ thể hiện trong Hiến pháp 1959 có sự khác biệt so với Hiến pháp 1946 vì nó đã xác định rõ hơn, cụ thể hơn kết cấu xã hội làm cơ sở cho việc thực hiện dân chủ là liên minh do giai cấp công nhân lãnh đạo và mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội (điều 9). Nói cách khác, dân chủ trong Hiến pháp 1959 bắt đầu mang tính chất là dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Về các quyền dân chủ trong hiến pháp và pháp luật, Hiến pháp 1959 vẫn chưa có quy định về quyền con người nhưng có thể hiểu là những quyền con người nằm trong quyền cơ bản của công dân. Về quyền cơ bản, Hiến pháp 1959 vẫn kế thừa những quyền cơ bản của Hiến pháp 1946 nhưng có sự mở rộng hơn trong nội dung các quyền. Hiến pháp 1959 đã mở rộng những quyền mang tính chất phúc lợi như quyền làm việc (điều 30), quyền được nghỉ ngơi, quyền nghiên cứu khoa học (điều 34)…Đặc biệt, Hiến pháp 1959 đã có quy định về quyền khiếu nại tố cáo (điều 29) và quyền biểu tình (điều 25). Tuy nhiên, quyền tham gia trực tiếp đã không được quy định trong Hiến pháp 1959 mà thay vào đó là quyền đóng góp ý kiến của nhân dân được quy định gián tiếp là quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc quyết định trưng cầu ý kiến nhân dân (điều 53).

Quyền bầu cử theo Hiến pháp 1959 có sự khác biệt căn bản với Hiến pháp 1946 đó là trong Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959, bầu cử được tách ra trong hai điều 5 và 23 thuộc hai chương chế độ chính trị chương 1 và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở chương 3 và được quy định khá chi tiết về tính phổ thông và bình đẳng của quyền bầu cử. Tính chất dân chủ của quyền bầu cử đã có thay đổi vì chế độ bầu cử được quy định là phổ thông, bình đẳng và phiếu kín (điều 5) không như trong Hiến pháp 1946 (điều 17).

Về cơ bản, cơ chế bảo vệ quyền dân chủ trong Hiến pháp 1959 vẫn kế thừa Hiến pháp 1946. Điểm khác biệt là Hiến pháp 1959 mở rộng cơ chế bảo vệ quyền cơ bản hơn bằng việc bổ sung thêm cơ chế bảo vệ quyền cơ bản qua thủ tục khiếu nại, tố cáo và sự bảo vệ quyền dân chủ bằng hoạt động kiểm tra và giám sát việc

tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân ở các cấp. Để cụ thực hiện cơ chế bảo vệ quyền dân chủ, ngày 23/1/1961, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Sắc lệnh quy định cụ thể về tổ chức Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức Tòa án nhân dân địa phương. Luật tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân được thông qua ngày 15/7/1960 và Pháp lệnh ngày 16/4/1962 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng góp phần hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền dân chủ. Nhìn chung, Hiến pháp 1959 không chỉ kế thừa những cơ chế bảo vệ quyền cơ bản trong Hiến pháp 1946 mà còn mở rộng và hoàn thiện sự quy định cũng như các cơ chế bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân.

Cơ chế giám sát và chế ngự quyền lực nhà nước đã có sự thay đổi rất căn bản so với Hiến pháp 1946. Sự giám sát chủ yếu là giám sát của Quốc hội và Viện Kiểm sát nhân dân với Hành pháp và vai trò của Chính phủ không như Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 không còn quyền phủ quyết luật và can thiệp vào trình tự bất tín nhiệm Chính phủ. Như vậy, cơ chế chế ngự quyền lực chủ yếu là sự giám sát của Quốc hội và cho Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác, trong khi sự chế ngự quyền lực của các cơ quan khác với Quốc hội là không còn nữa. Ví dụ, nếu như Nghị viện trong Hiến pháp 1946 bị đối trọng phần nào bởi Chính phủ thông qua vai trò của Chủ tịch nước thì với Hiến pháp 1959, Quốc hội không bị thách thức bởi bất cứ cơ quan nhà nước nào. Trong Hiến pháp 1946, cử tri có quyền kiến nghị, Nghị viện phải tiến hành xét bãi miễn Nghị viên thì Hiến pháp 1959 đã không quy định thủ tục này. Điểm đặc biệt trong Hiến pháp 1959 là khẳng định vai trò tối cao của Quốc hội, Quốc hội không những có quyền lập hiến và lập pháp mà “Quốc hội có những quyền hạn khác do Quốc hội quy định” (điều 50). Mặc dù có vai trò lớn hơn Nghị viện trong Hiến pháp 1946, Quốc hội không có quyền bất tín nhiệm Chính phủ như được quy định trong Hiến pháp 1946. Nhìn chung cơ chế chế ngự quyền lực theo Hiến pháp 1959 hạn chế hơn và chỉ thu hẹp trong quyền giám sát Hành pháp. Nói tóm lại, cơ chế tập quyền đã thay thế cơ chế đối trọng và kiểm tra. Tập quyền vào cơ quan đại diện nhưng cơ chế chế ngự quyền lực giữa các cơ quan nhà nước và chế ngự của nhân dân và của các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 1959 không còn rõ nét.

Cơ chế tham gia dân chủ trực tiếp hạn chế ở hai nội dung so với Hiến pháp 1959. Quyền phúc quyết Hiến pháp và quyền tham gia trực tiếp qua phúc quyết toàn

dân với những vấn đề khác không được quy định trong Hiến pháp 1959. Cơ chế tham gia chỉ là gián tiếp, thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trưng cầu ý kiến nhân dân. Quyền kiến nghị của cử tri buộc Quốc hội bãi miễn đại biểu Quốc hội không được quy định. Với việc không quy định cơ chế phúc quyết hiến pháp và việc xác định Hiến pháp không còn là sự thể hiện trực tiếp ý chí của nhân dân mà chỉ là một đạo luật do Quốc hội sửa đổi với thủ tục đặc biệt, cho nên sự thiếu vắng cơ chế bảo hiến là hợp lý. Theo điều 112, Hiến pháp thực chất là một đạo luật của Quốc hội cho nên việc bảo vệ Hiến pháp mang ý nghĩa pháp lý nhiều hơn chính trị.

Bầu cử theo Hiến pháp 1959 được coi là quyền của công dân và cũng là thuộc nội dung của chế độ chính trị được quy định tại điều 5 chương 1. Về cơ bản, chế độ bầu cử theo Hiến pháp 1959 vẫn là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhưng có một sự khác biệt căn bản với bầu cử theo Hiến pháp 1946 là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và phiếu kín, thiếu tính chất tự do vốn được quy định trong Hiến pháp 1946 trước đây. Theo tinh thần của Hiến pháp 1959, về cơ bản, Luật bầu cử Quốc hội năm 1959 cũng đã thể hiện cơ bản tính chất dân chủ trong bầu cử qua việc quy định tại điều 30 về cổ động để giới thiệu người ứng cử tuy nhiên đây là sự thay đổi một cách căn bản so với khoản 3 của Sắc lệnh 51 về vận động tuyển cử. Luật bầu cử năm 1959 cũng tiếp tục quy định một số đại biểu nhất định cho những dân tộc ít người trong Quốc hội nhằm đảm bảo các dân tộc thiểu số có số đại diện tương xứng trong Quốc hội.

Tóm lại, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong giai đoạn này có hai điểm quan trọng nhất. Thứ nhất, dân chủ trong pháp luật mở rộng theo hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa, nội dung và các hình thức dân chủ trong pháp luật đã có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước. Nội dung dân chủ trong Hiến pháp này gắn với cơ sở kinh tế được mở rộng hơn so với Hiến pháp 1946. Đây là sự thay đổi nội dung dân chủ trong pháp luật theo hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với những quy định về chế độ kinh tế nhằm cải tạo và phát triển kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội và những quyền phúc lợi mở rộng hơn, Hiến pháp 1959 đã đặt vấn đề giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội ở nguyên nhân sâu xa nhất của nó. Dân chủ trong giai đoạn này có tính hiện thực hơn nhờ công cuộc cách mạng đã có sự ổn định và tình hình thế giới có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nội dung và tính chất dân chủ trong

pháp luật có thay đổi so với giai đoạn trước đó. Ví dụ, hình thức dân chủ tham gia trực tiếp đã không được kế thừa trong Hiến pháp 1959. Thẩm quyền của Quốc hội theo Hiến pháp 1959 cao hơn, tập trung hơn nhưng lại ít bị chế ngự so với Nghị viện của Hiến pháp 1946. Cơ quan đại diện có nhiều quyền hơn và quyền lực tuyệt đối hơn không có nghĩa là chế độ dân chủ đại diện đó ưu việt hơn. Tính chất dân chủ cao hay thấp trong chế độ đại diện được đánh giá bằng tiêu chí quan trọng nhất là: khả năng quyền lực nhà nước bị kiểm soát để tránh tình trạng vi phạm quyền của công dân và bảo vệ quyền lực tối cao của nhân dân.

Thứ hai, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật có biểu hiện chưa tương thích. Dân chủ trong mối quan hệ này được hiểu là thống nhất đất nước và tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi một cách căn bản tính chất mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Nếu như trong Hiến pháp 1946 thể hiện tương quan cân bằng giữa dân chủ và pháp luật thì Hiến pháp 1959 đã thay đổi khái niệm dân chủ và nhấn mạnh vai trò của dân chủ hơn so với pháp luật. Xu hướng này thể hiện trong việc xác định rõ hơn dân chủ là dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện duy nhất trong hình thức dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quyền lực của Quốc hội không bị hạn chế bởi bất cứ một cơ quan nào và bao hàm cả quyền lập hiến. Hiến pháp là một đạo luật của nhà nước mà không phải là bản văn trực tiếp thể hiện ý chí của nhân dân và Hiến pháp và pháp luật là công cụ của quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, quyền lực nhà nước dân chủ theo hình thức gián tiếp nhưng mạnh hơn và pháp luật là công cụ thực hiện dân chủ chứ ch ưa thực sự là phương tiện chế ngự quyền lực nhà nước. Sự chưa tương thích còn thể hiện là nội dung dân chủ trong Hiến pháp ch ưa thực sự mang tính chất hệ thống và chặt chẽ. Dân chủ thể hiện dưới dạng các quyền dân chủ được mở rộng và hiện thực hơn so với Hiến pháp 1946 nhưng các cơ chế dân chủ đã thay đổi và không đồng bộ với nhau và với nội dung dân chủ khác trong pháp luật. Vì nội dung dân chủ trong pháp luật chưa đồng bộ cho nên việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động pháp lý biểu hiện thông qua việc hiện thực hóa các quyền dân chủ trong hiến pháp và pháp luật còn rất hạn chế. Tính thống nhất và tương thích trong mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong giai đoạn này bị biến đổi xuất phát từ sự thay đổi nội dung dân chủ trong hiến pháp và pháp luật. Một cách khái quát hơn, sự thay đổi của phương thức tổ chức và

thực hiện quyền lực đã dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Sự thay đổi này được lý giải bởi điều kiện đặc biệt đã được nêu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)