Trào lưu dân chủ thế giới và pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật của quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 80 - 82)

giữa dân chủ và pháp luật của quốc gia

Sự tác động từ bên ngoài đến việc thực hiện dân chủ và pháp luật có thể theo hướng tích cực như sự chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế trong cách mạng tư sản và chế độ độc tài sau thế chiến thứ hai đến nay và sự mở rộng của chế độ bầu cử, chế độ đại nghị, các quyền con người và quyền dân chủ trong hiến pháp. Mặt khác, sự tác động cũng có thể làm chậm quá trình dân chủ hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sự ảnh hưởng bên ngoài sẽ nguy hiểm hơn khi chính quốc gia chuyên chế láng giềng thực hiện sự tác động đến các quốc gia khác nhằm cản trở việc thực hiện dân chủ [150].

Quá trình hội nhập trong thế giới hiện đại đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện dân chủ hóa và hoàn thiện pháp luật của các nước. Song song với quá trình hội nhập các giá trị dân chủ tiến bộ, các quốc gia cũng đồng thời hội nhận về mặt pháp lý. Thực ra pháp luật vừa đóng vai trò là một nội dung của quá trình hội nhập với thế giới, đồng thời pháp luật cũng chính là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện quá trình hội nhập, kể cả hội nhập về đời sống chính trị dân chủ. Như vậy, sự phát triển dân chủ của từng quốc gia trong thế giới hiện đại không thể tách rời trong mối quan hệ láng giềng, khu vực và quốc tế [160]. Tóm lại, những

yếu tố trên có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện dân chủ và mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Những điều kiện này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ nhau và cùng mang tính chất quyết định cho việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật.

Có thể kết luận về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật như sau:

Thứ nhất, sự cần thiết qua lại giữa dân chủ và pháp luật bên cạnh tính chất

khách quan chúng còn có tính chủ quan tức là hoạt động có chủ đích của con người. Vì vậy, thực hiện dân chủ phải bằng pháp luật hay phải được thể chế hóa bằng pháp luật cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật phải có mục đích dân chủ và bằng phương pháp dân chủ. Nói một cách ngắn gọn, quá trình dân chủ hóa và hoàn thiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời.

Thứ hai, biểu hiện tập trung nhất của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật

chính là nội dung dân chủ trong pháp luật, đặc biệt là hiến pháp và cách thức và mức độ dân chủ hóa trong các hoạt động pháp lý. Việc đánh giá mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cũng phải dựa trên những biểu hiện cơ bản này.

Thứ ba, nội dung tương tác giữa dân chủ và pháp luật phải tương thích và có

giá trị tích cực. Đồng thời, những phương thức tương tác giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ và mang tính hệ thống thống nhất. Trong quá trình thực hiện dân chủ, xây dựng và thực hiện pháp luật cũng như hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của dân chủ cũng như pháp luật và phương thức của sự tác động qua lại để thực hiện mối quan hệ này một cách hiệu quả. Thực hiện dân chủ và pháp luật cũng như hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cần phải chú ý đến các điều kiện kinh tế, xã hội nhất định và theo một lộ trình nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)