Nhu cầu hoàn thiện mối quan hệ từ quá trình toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 134 - 135)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1.2 Nhu cầu hoàn thiện mối quan hệ từ quá trình toàn cầu hóa

Quá trình toàn cầu hóa xuất hiện như là một hệ quả của sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật đặc biệt là thông tin và vận tải dẫn đến việc mở rộng hơn tầm ảnh hưởng của các hiện tượng kinh tế xã hội trong nhà nước, khu vực, một vùng lên mức độ xã hội toàn cầu. Toàn cầu hóa xét về mặt nội dung là quá trình không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mặc dù nó được coi là nội dung quan trọng nhất. Chính vì vậy quá trình này cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Quá trình toàn cầu hóa đối với các nước chính là quá trình hội nhập. Vì vậy, vấn đề không chỉ còn là việc hội nhập hay không nữa mà vấn đề sẽ là hội nhập như thế nào.

Chúng ta cũng đã thấy rất rõ vai trò của pháp luật trong quá trình hội nhập quốc tế ví dụ như việc tham gia vào Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, truyền thống giữa các dân tộc, giữa các nhà nước khiến vai trò của pháp luật trở thành những phương thức điều chỉnh quan trọng nhất, chung nhất có thể có được cho những quan hệ vốn có nhiều khác biệt đó. Mặt khác, sự phát triển của thông tin và năng lực vận tải đã tạo điều kiện thực hiện những giao dịch giữa những chủ thể có rất nhiều khác biệt mà phải có sự đồng quy các giá trị, tiêu chuẩn pháp lý để thực hiện và đảm bảo giao dịch. Cũng chính sự mở rộng các quan hệ giao thương, pháp luật cũng được tiếp thu, kế thừa giữa các quốc gia. Nói một cách ngắn gọn, quá trình hội nhập trước hết phải là hội nhập về mặt pháp lý.

Vấn đề nhân quyền, sự cai trị tốt (good governace) và Nhà nước pháp quyền được xem là một tiêu chí cũng như yếu tố gây ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế và trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy, có quan điểm cho rằng vai trò của nhà nước không chỉ là đặt ra chính sách (policy maker) mà là thực hiện chính sách (policy taker) [136]. Dân chủ và nhân quyền đã trở thành những giá trị chung và là

sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế mà không một nhà nước nào dám công khai đối lập với những giá trị này. Mặc dù dân chủ và nhân quyền cũng có thể bị lạm dụng nhưng nó vẫn thể hiện là sự nhất trí chung và là yếu tố quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra là thực hiện dân chủ và nhân quyền phải trong điều kiện cụ thể và với một lộ trình nhất định.

Quá trình toàn cầu hóa về dân chủ và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa về dân chủ cũng mang những hình thức pháp lý và sự ảnh hưởng của pháp luật quốc tế cũng có những nội dung dân chủ nhất định đối với các quốc gia đang trong quá trình dân chủ hóa như Việt Nam. Ví dụ, những vấn đề về nhân quyền, về trách nhiệm của nhà nước, Tòa án quốc tế về nhân quyền…đều thể hiện trong khuôn khổ pháp luật quốc tế.

Như vậy, pháp luật và dân chủ không chỉ là những kết quả của quá trình toàn cầu hóa mà chúng đóng vai trò là những phương tiện quan trọng nhất cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam. Xét theo xu hướng của quá trình toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật sẽ phát triển theo hướng ngày càng gắn bó hơn giữa dân chủ và pháp luật. Đồng thời, mối quan hệ này cũng phải hướng đến những giá trị chung của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)