Nhu cầu xuất phát từ thực trạng mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 140 - 142)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1.5 Nhu cầu xuất phát từ thực trạng mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật

Như chương 2 đã phân tích, thực hiện dân chủ và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã có những khởi đầu tốt đẹp nhưng vẫn còn đó nguy cơ thực hiện dân chủ và hoàn thiện pháp luật một cách tách biệt và có thể dẫn đến việc thực hiện dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng một cách kém hiệu quả.

Thực hiện dân chủ tách rời với việc thực hiện pháp luật sẽ có nguy cơ là nền dân chủ đó sẽ không có tính ổn định, bạo lực, mất trật tự…Người dân sẽ không biết ứng xử một cách dân chủ như thế nào, không có khuôn mẫu hành vi cho việc thực hiện quyền lực và do vậy hoặc là nhân dân sẽ không thực hiện được quyền lực hoặc là họ sẽ thực hiện một cách tự phát và hậu quả sẽ không thể tiên liệu được. Ở khía cạnh này, pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt đối với dân chủ.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc mà hầu hết các nhà nước hiện đại quan tâm. Tuy nhiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật thậm chí xây dựng Nhà nước pháp quyền không phải hoàn toàn là một việc làm không có những rủi ro. Việc thực hiện Nhà nước pháp quyền tách biệt với dân chủ và không có mục đích dân chủ nó sẽ trở thành Nhà nước pháp trị và nguy hiểm hơn khi sự cai trị chuyên chế được làm mạnh thêm bởi sự chuyên chế của pháp luật.

Thực hiện mối quan hệ với tương quan vai trò giữa dân chủ và pháp luật không hợp lý sẽ dẫn đến hạn chế đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng như dân chủ hình thức. Mối quan hệ phải có tương tác hai chiều và thống nhất trong sự tác động qua lại. Trong lịch sử, đôi khi chúng ta quá nhấn mạnh dân chủ (mà là dân chủ vô sản) trong mối quan hệ với pháp luật mà chưa coi trọng sự tương tác trở lại của pháp luật với dân chủ. Vì thế, hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật của chúng ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập gặp rất nhiều khó khăn.

Thành tựu của quá trình đổi mới về kinh tế và đổi mới về chính trị có những kết quả đáng khích lệ như với thứ bậc xếp thu nhập bình quân đầu người thấp hơn một số nước nhưng chỉ số phát triển con người lại cao hơn những nước có bình quân thu nhập cao hơn Việt Nam (theo Báo cáo Phát triển Con người 2005 của UNDP) nhưng việc hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật chưa thực sự đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội và chưa thực sự tạo lộ trình cho thực hiện

dân chủ toàn diện và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù chỉ số của các

Tổ chức phi chính phủ chỉ có giá trị tham khảo nhưng chúng cho thấy một thực trạng đáng lo ngại. Ví dụ như xếp hạng tham nhũng ở vị trí cao. Mức độ thu hút cạnh tranh đấu tư thấp, quá trình thể chế hóa pháp luật chưa cao.

Nhu cầu thực hiện dân chủ và hoàn thiện pháp luật cũng như hòan thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật đã xuất hiện và mang tính chất khách quan, tính tất yếu. Mặt khác, nhu cầu này cũng là mong ước chính đáng của nhân loại cũng như của nhân dân Việt Nam và của Đảng cộng sản Việt Nam. Hơn thế, nó đã là sự cam kết quyết tâm thực hiện của Đảng. Việc thực hiện mối quan hệ này đôi khi chưa xem xét tính toàn diện thể hiện trong mặt chủ quan, khách quan của mối quan hệ. Thực hiện mối quan hệ quá nhấn mạnh ý chí chủ quan mà chưa tôn trọng những nguyên lý khách quan của mối quan hệ này.

Nhu cầu này có thể được hiểu là nguy cơ nếu không hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Nguy cơ rõ nhất là sự tha hóa, tham những, lãng phí trong bộ máy nhà nước. Mặt khác, nguy cơ khủng hoảng do không có cơ chế ngăn ngừa, cảnh báo những thảm họa ví dụ như khủng hoảng tài chính kinh tế năm 1997 ở Đông Á một phần cũng là do sự bất cân xứng giữa dân chủ và pháp luật [21]. Sự khủng hoảng kinh tế xảy ra tất yếu dẫn đến khủng hoảnh chính trị và tiếp tục cản trở sự phát triển. Nguy cơ cũng có thể đến từ sự phát triển không đồng đều, tăng trưởng nhưng không phát triển, tàn phá môi trường, hủy hoại nhân cách, đạo đức xã hội. Chúng ta nên nhớ rằng, ấn tượng của tăng trưởng kinh tế liên tục trong quá khứ không những không giúp duy trì chế độ mà nó còn làm tăng thêm sự bất mãn do khủng hoảng kinh tế trước mắt. Nói cách khác, người ta thích nghi với sự thịnh vượng và bất bình nhanh chóng với sự sa sút. Việc nhà nước lấy sự hấp dẫn của tăng trưởng để trì hoãn dân chủ không phải là giải pháp khôn ngoan. Nhà nước không nên đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng hai con số hơn là cam kết thực hiện ổn định chính trị và thực hiện dân chủ vì tăng trưởng là hệ quả của quản lý dân chủ nhưng tăng trưởng không đồng nghĩa với dân chủ và hiệu quả.

Nguyên nhân của sự khủng hoảng do thiên nhiên có thể rất lớn nhưng vẫn có thể phục hồi. Khủng hoảng do sự tha hóa của chính quyền khó có khả năng phục hồi nhanh chóng bởi vì việc nâng cao năng lực thể chế của nhà nước không chỉ dừng lại ở việc hạn chế tham nhũng, tha hóa mà nó còn đòi hỏi sự tích cực, sự hiệu quả của toàn thể bộ máy nhà nước. Dân chủ và pháp luật do vậy, đóng cả hai vai trò ngăn ngừa thảm họa và tạo khả năng phục hồi nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)