Thực hiện mối quan hệ trong điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 147 - 148)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.2.5 Thực hiện mối quan hệ trong điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp

Một yêu cầu rất quan trọng trong việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật đó là phải có lộ trình tức là cần có bước chuyển thích hợp. Lý do cho yêu cầu này chính là dân chủ cũng như việc xây dựng nhà nước pháp quyền và sự cai trị của pháp luật vốn không có truyền thống trong xã hội Việt Nam vì vậy thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ nói chung cũng như việc thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật nói riêng cần có giai đoạn chuyển tiếp để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Mặt khác, những điều kiện kinh tế xã hội tương thích với mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cũng cần phải được thiết lập tạo tiền đề vật chất cho mối quan hệ này tồn tại.

Lộ trình còn được hiểu là việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật phải được xác định vị trí và điểm bắt đầu cũng như các giai đọan kế tiếp. Trong lĩnh vực pháp lý, điểm bắt đầu mối quan hệ này phải từ hiến pháp, từ nội dung, tính chất pháp lý của hiến pháp và sự đảm bảo hiến pháp được thực hiện trên thực tế.

Cân nhắc các điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống, quốc tế…phải chỉ ra những thuận lợi, những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu của thực trạng xã hội, từ đó mới có thể đưa ra lộ trình thích hợp cho việc thực hiện dân chủ và hoàn thiện pháp luật. Điều kiện cụ thể ở đây phải được xem xét toàn diện và đánh giá một cách chính xác, khoa học. Đây là một vấn đề lớn cho nên cần phát huy trí tuệ tập thể và một lần nữa lại bằng phương thức dân chủ. Không thể ai khác ngoài nhân dân với quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do tư tưởng sẽ tự mình đánh giá thực trạng xã hội để từ đó có giải pháp cho việc cải biến xã hội. Trong trường hợp nhân dân không thể tham gia, họ vẫn cần phải có cơ chế pháp lý để lựa chọn những sự đánh giá chính xác hơn. Những yêu cầu nêu trên là những vấn đề có tính chất nguyên tắc căn bản nhất phải được tuân thủ khi xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật ở Việt Nam. Việc xem nhẹ bất cứ vấn đề nào sẽ không đảm bảo cho quá trình đó thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)