Nềnkinh tế thị trường phát triển tương thích với mối quan hệ giữa pháp luật và dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 75 - 77)

luật và dân chủ

Dân chủ không thể đi cùng với nghèo đói và chỉ tồn tại trong một mức độ phát triển nhất định về kinh tế. Ở đây, chúng ta chú ý là tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện mang tính chất cơ bản cho sự phát triển nhưng nó phải là sự phát triển toàn diện và bền vững bởi vì nó chưa cho chúng ta biết rõ ai là người được hưởng lợi trước tiên và nhiều nhất và ai là người hưởng lợi sau cùng cũng như bị tổn thương trước nhất. Với sự phát triển bền vững, mọi tầng lớp đều hưởng lợi là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dân chủ.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường đề cao tính chất bình đẳng, tự do ý chí và sự phục vụ trong thị trường là hướng đến đa số người tiêu dùng để tăng lợi nhuận cho nên những đặc trưng này tương thích sự tồn tại và phát triển của dân chủ. Mặt khác, quy luật của thị trường tương thích với sự phi tập trung vì sự cạnh tranh và tính chất đa nguyên, đa dạng và sự chia xẻ quyền lực giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng không tạo ra khả năng tập trung quyền lực kinh tế. Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế tri thức, sự tự do và dân chủ là một hệ quả và một điều kiện để phát triển tri thức phục vụ cho nền kinh tế. Như vậy, quy mô, tính chất của nền kinh tế là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của dân chủ. Thậm chí, Adam Pzeworski còn định lượng rõ sự phát triển kinh tế thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng đến sự xuất hiện và bền vững của dân chủ [70]. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái như: thị trường chỉ đáp ứng và đáp ứng tốt hơn cho những chủ thể có sức mua trên thị trường; thị trường không thể cung cấp những hàng hóa công cộng cho xã hội mà chỉ có thể nhà nước mới đảm nhiệm được như an ninh, hệ thống giáo dục xã hội; thị trường hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh, nếu thiếu “luật chơi và trọng tài” có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến tình trạng độc quyền. Rõ ràng là vai trò của điều tiết nhà nước trong nền kinh tế thị trường là cần thiết nhưng sự điều tiết này phải có mục đích đảm bảo sự phát triển của thị trường và thực hiện dân chủ. Như vậy, kinh tế thị trường là điều kiện cần thiết cho dân chủ nhưng kinh tế thị trường cũng cần dân chủ [3, 33].

Nền kinh tế là một yếu tố tác động mang tính chất quyết định đối với nội dung, vai trò và tính chất của pháp luật hay theo quan điểm duy vật, pháp luật bị quyết định bởi cơ sở kinh tế [59, tr.64]. Vai trò của nến kinh tế thị trường đối với pháp luật là rất quan trọng: “ Các quan hệ kinh tế đòi hỏi phải trả lại cho pháp luật giá trị đích thực của nó. Nghị quyết và mệnh lệnh hành chính trong các hoạt động kinh doanh buộc phải nhường chỗ cho pháp luật” [9, tr.329]. Như vậy, nền kinh tế thị trường phát triển là điều kiện cho những “giá trị đích thực” của pháp luật nhưng, pháp luật có tác động trở lại đối với nền kinh tế thị trường. Ví dụ, nền kinh tế thị trường cần có sự đảm bảo cho quyền sở hữu và đảm bảo cho những giao dịch mà vai trò của pháp luật không thể thiếu. Nhìn chung, nền kinh tế thị trường đóng vai

trò là yếu tố tác động mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của dân chủ và pháp luật. Tuy nhiên, sự tác động trở lại của mối quan hệ này đối với thị trường là rất quan trọng. Chính vì vậy mà các tác giả trong cuốn “Dân chủ Kinh tế thị trường và Phát triển Từ góc nhìn châu Á” đã có lý trong việc giải thích sự khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997 bằng nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nhấn mạnh vai trò dân chủ và pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)