Truyền thống, văn hóa chính trị pháp lý và nhận thức về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật tác động đến dân chủ và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 78 - 80)

giữa dân chủ và pháp luật tác động đến dân chủ và pháp luật

Dân chủ xét về mặt giá trị cũng chính là một giá trị văn hóa chính trị và pháp lý và cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống. Dân chủ sẽ khó có thể phát triển trong một môi trường có những điều kiện không thân thiện. Ví dụ, truyền thống của sự không dung thứ, không chấp nhận sự khác biệt và phổ biến sử dụng bạo lực trong việc giải quyết các xung đột sẽ không thuận lợi cho việc hình thành các giá trị dân chủ và tạo điều kiện cho dân chủ phát triển [106, tr.195].

Truyền thống cũng tác động không nhỏ đến pháp luật. Ví dụ, thói quen tuân thủ pháp luật sẽ chấp nhận thất bại trong bầu cử và tôn trọng kết quả bầu cử và việc phản đối, đối lập luôn được thực hiện một cách hòa bình và theo trình tự pháp lý. Ngược lại, tập quán tiêu cực trong tuân thủ pháp luật sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với dân chủ cũng như sự ổn định chung của xã hội khi sự bất bình không được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý và kéo theo nó là xu hướng sử dụng bạo lực. Những

sự kiện cho thấy rõ nhất chính là việc gia tăng bạo lực ở các nước đang phát triển mà chưa có một thể chế pháp lý tương ứng [114].

Những giá trị truyền thống và văn hóa pháp lý với tư cách là di sản của lịch sử thì chúng ta không thể thay đổi nhưng vẫn cần phải chú ý đến những tương tác tích cực và loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện dân chủ, pháp luật và hoàn thiện mối quan hệ giữa chúng. Mặt khác, muốn tạo những thói quen ứng xử cũng như những giá trị của văn hóa chính trị - pháp lý tiên tiến cho tương lai, trước hết phải thực hiện dân chủ và pháp luật ngay từ hôm nay.

Dân chủ có được thực hiện hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận thức và mức độ nhận thức về dân chủ của nhân dân. Điều rất đáng lo ngại là những người cầm quyền luôn coi dân chủ là một cản trở cho việc cai trị. Thực ra, việc thực hiện dân chủ trong một chừng mực nhất định mang lại lợi chung cho toàn bộ xã hội thông qua việc giải quyết các quan hệ về quyền lực một cách hòa bình, thể hiện trí tuệ đa số.

Sự nhận thức của kẻ thống trị là quan trọng nhưng hiểu biết về dân chủ để có ứng xử dân chủ của nhân dân nói chung và giai cấp bị trị nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sự phát triển của dân chủ bởi vì dân chủ trước hết là kết quả đấu tranh của giai cấp bị trị. Sự hiểu biết về dân chủ của nhân dân chỉ có thể có được do sự giáo dục dân chủ và cách giáo dục dân chủ hiệu quả nhất chính việc thực hiện dân chủ. Không thể lấy lý do nhận thức hạn chế của nhân dân mà hạn chế việc thực hiện dân chủ. Muốn nhân dân hiểu biết về dân chủ, trước tiên hãy thực hiện dân chủ. Vấn đề thực sự là thực hiện dân chủ như thế nào và với mục đích dân chủ hay không mà thôi.

Nhận thức về vai trò của pháp luật trong xã hội là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Tín hiệu đáng mừng là vai trò của pháp luật đã được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại mà biểu hiện là sự đề cao vai trò của pháp luật trong xu hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ngày càng trở nên phổ biến. Sự nhận thức về vai trò quan trọng của pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và của khoa học kỹ thuật đã thu hẹp không gian và làm đa dạng hóa các quan hệ xã hội ở mọi cấp độ và phạm vi. Sự đa dạng các quan hệ xã hội đã thách thức các công cụ điều chỉnh truyền thống và

đòi hỏi một công cụ hiệu quả hơn – pháp luật. Nói một cách đơn giản, khi hạn chế về thông tin mà vẫn phải thực hiện quan hệ nên pháp luật được xem là lựa chọn thích hợp nhất vì nó là công cụ đảm bảo cho việc thực hiện mối quan hệ cũng như khả năng tiên liệu trước, tính ổn định và tính phổ biến của nó. Chính vì sự nhận thức về dân chủ và pháp luật như trên, nhận thức về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật được xem là điều kiện quan trọng nhất vì sự nhận thức đúng mối quan hệ tích cực giữa dân chủ và pháp luật mới có thể thực hiện dân chủ và xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Sự nhận thức một cách tách biệt dân chủ với pháp luật sẽ có nguy cơ tổn hại đến chính việc thực hiện dân chủ và pháp luật. Ví dụ, thực hiện chế độ pháp trị sẽ tổn hại đến dân chủ khi không quan tâm đến nội dung dân chủ của pháp luật. Ngược lại, thực hiện dân chủ mà không quan tâm đến pháp luật sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo thực hiện trên thực tế và sự ổn định, bền vững của dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)