Thực hiện toàn diện và thống nhất giữa dân chủ và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 146 - 147)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.2.4 Thực hiện toàn diện và thống nhất giữa dân chủ và pháp luật

Thực hiện toàn diện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật ở đây được hiểu là thực hiện mối quan hệ này theo nghĩa tích cực. Thực hiện dân chủ bằng pháp luật với ý nghĩa là pháp luật sẽ tác động tích cực đến qua trình dân chủ hóa và ngược lại, hoàn thiện hệ pháp luật phải là kết quả của sự tác động tích cực của dân chủ và nhằm đạt đến mục đích chung là giải phóng con người.

Thực hiện dân chủ nhất thiết phải bằng pháp luật và pháp luật được coi là công cụ quan trọng nhất để thực hiện dân chủ, đảm bảo cho dân chủ tồn tại và phát

triển. Ngược lại, dân chủ cũng đóng vai trò là phương thức quan trọng nhất cho các hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Ghi nhận dân chủ trong pháp luật và thực hiện nội dung này trên thực tế là chưa đủ vì nó chưa cho chúng ta biết cách thức, phương thức ghi nhận và thực hiện đó có dân chủ hay không. Nếu ghi nhận và thực hiện mà chưa thực sự dân chủ thì dân chủ đó có thể là sự “ban ơn” hoặc chưa đầy đủ. Mặt khác, thực hiện những nội dung dân chủ trong pháp luật một cách dân chủ nhưng cũng chưa cho chúng ta biết nội dung đó đã là nội dung dân chủ ở mức độ cao hay chưa. Nói tóm lại, thực hiện dân chủ bằng pháp luật phải đồng bộ với thực hiện pháp luật một cách dân chủ.

Thực hiện toàn diện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cũng được hiểu là thực hiện đồng đều trong các mặt của đời sống xã hội đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, trong quá trình dân chủ hóa và cũng như vậy trong hoạt động pháp lý như xây dựng, thực hiện pháp luật. Tránh các nguy cơ xem nhẹ vai trò của dân chủ và pháp luật trong mối quan hệ giữa chúng. Hiểu chưa đúng và chưa thực sự coi trọng dân chủ, nhấn mạnh pháp chế có nguy cơ dẫn đến pháp trị và do vậy cản trở thực hiện dân chủ và biến pháp luật thành công cụ cưỡng chế. Xem nhẹ pháp luật sẽ không thực hiện dân chủ một cách minh bạch, công khai và ổn định. Cũng cần tránh nguy cơ thực hiện dân chủ và hoàn thiện pháp luật có lựa chọn hoặc ưu tiên thực hiện theo từng lĩnh vực. Ví dụ, chú trọng dân chủ ở cơ sở trong khi không thực hiện tương xứng ở cấp cao hơn; Hoàn thiện pháp luật kinh tế trong khi không phát triển đồng bộ pháp luật về dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)