Thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật phải gắn với thống nhất và ổn định xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 145 - 146)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.2.3 Thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật phải gắn với thống nhất và ổn định xã hộ

và ổn định xã hội

Bản thân pháp luật đã có tính chất thống nhất vì tính hệ thống của nó và nó cũng có tính chất ổn định vì mục đích của pháp luật là thiết lập trật tự. Tuy nhiên, dân chủ là đa dạng lợi ích và tôn trọng sự khác biệt. Sự đa dạng và tôn trọng đa dạng có khả năng chia rẽ, ly khai và dẫn đến xung đột bạo lực. Vì thế, thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật phải có hai yêu cầu thống nhất và ổn định.

Dân chủ phải tập trung, thống nhất trong một xã hội một dân tộc. Tính chất tập trung, thống nhất của dân chủ phải xuất phát từ trong bản chất dân chủ của nhà nước và theo cơ chế dân chủ chứ không phải là sự tập trung, thống nhất được áp đặt từ bên ngoài hoặc từ sự cưỡng bức của nhóm này với nhóm khác trong một xã hội. Sự thống nhất xuất phát từ tính thống nhất của dân tộc và lịch sử dân tộc Việt Nam. Thống nhất để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong một Nhà nước và nhằm mục đích cùng tồn tại và phát triển. Thống nhất về những lợi ích chung của dân tộc và về những phương thức giải quyết những bất đồng. Sự thống nhất của dân chủ phải thể hiện trong pháp luật và bằng pháp luật.

Đồng thời, dân chủ phải ổn định. Với tư cách là một phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quản lý xã hội tiến bộ, dân chủ đối lập với sự bất ổn định, vô chính phủ, bạo lực. Sự tha hóa của một xã hội dân chủ có thể xảy ra khi thiết kế một mô hình dân chủ không phù hợp vì dân chủ là một quá trình từ thấp đến cao và cần có những điều kiện nhất định. Nếu áp dụng mô hình dân chủ ở mức độ cao cho một xã hội chưa sẵn sàng hay áp dụng khi điều kiện chưa cho phép thì đó là sự lựa chọn sai và sự lựa chọn sai sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội. Những phương thức dân chủ như tập trung, phi tập trung, quyết định theo đa số, chế độ tự quản, phân quyền, tập quyền…là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực không có gì mâu thuẫn với dân chủ và yếu tố này cũng có khả năng gây tổn hại đến chủ quyền chính trị của nhân dân như nhau. Vấn đề là chúng ta áp dụng các phương thức mang tính chất dân chủ để thực hiện mục đích dân chủ và duy trì dân chủ.

Những nước có nền văn minh “lúa nước” và truyền thống đề cao lợi ích cộng đồng, trật tự thứ bậc trong khi truyền thống dân chủ, pháp quyền chưa cao như Việt Nam, tính thống nhất và trật tự của dân chủ phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng vì bản thân tính thống nhất, trật tự quá mức sẽ là cực đoan và có xu hướng bảo thủ. Truyền thống này phải được đặt trong điều kiện hiện đại cần sức mạnh tập trung thống nhất để phát triển đất nước vốn nhỏ và chậm phát triển. Yêu cầu đặt ra là cần tập trung, thống nhất nhưng không tạo tiền đề cho sự chuyên chế lạm quyền mà tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển. Thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật phải tuân thủ sự thống nhất, ổn định trong lịch sử và hiện tại của Việt Nam nhưng cũng phải chú ý là sự thống nhất và ổn định của việc thực hiện mối quan hệ này phải vì lợi ích của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)