Biện pháp tổ chức thực thực hiện phải đồng bộ và theo lộ trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 167 - 170)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.3.4 Biện pháp tổ chức thực thực hiện phải đồng bộ và theo lộ trình

3.3.4.1 Thực hiện các giải pháp phải đồng bộ

Các giải pháp cho việc hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cần phải được thực hiện trong sự đồng bộ và thống nhất với tư cách là những nội dung và biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Ví dụ, thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật diễn ra không chỉ trên thực tế thể chế mà nó còn diễn ra trong nhận thức của con người. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hoàn

thiện pháp luật về quyền dân chủ cũng như các cơ chế dân chủ trong pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau.

Mỗi một giải pháp đóng một vai trò nhất định trong việc thực hiện dân chủ và pháp luật mà chúng ta không thể thay thế bằng các giải pháp khác. Sự thực hiện một giải pháp phải được sự tương tác thuận chiều của các giải pháp còn lại. Ví dụ, không thể thay thế quy định về nguồn gốc và bản chất quyền lực nhà nước bằng việc quy định các quyền dân chủ trong pháp luật nhưng việc quy định và mức độ thực hiện các quyền dân chủ lại hỗ trợ và đảm bảo cho nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước của dân do dân và vì dân. Mặt khác, các giải pháp phải trên phải đồng bộ với các giải pháp chính trị xã hội khác vì thực chất chúng nằm trong hệ thống các biện pháp chính trị, xã hội và kinh tế nói chung. Ví dụ, xây dựng một xã hội dân sự, nâng cao vốn xã hội, vốn đạo đức...

3.3.4.2 Xác định lộ trình thực hiện mối quan hệ

Việc mở rộng nội dung dân chủ trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật phải coi trọng việc thực hiện từng bước các mức độ dân chủ trên cơ sở các điều kiện xã hội cụ thể. Thực hiện dân chủ từng bước sẽ tạo điều kiện làm quen với dân chủ và giữ ổn định cho dân chủ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của việc thực hiện dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng chính là lựa chọn điểm bắt đầu. Trước mắt, tiếp tục hoàn thiện những nội dung dân chủ đã được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Trên cơ sở đó, quy định trong hiến pháp và tổ chức thực hiện trên thực tế cơ chế phúc quyết hiến pháp, cơ chế bảo hiến, cơ chế giám sát chế ngự quyền lực nhà nước, mở rộng quyền lực quyết định của cử tri và nâng cao hiệu quả và sự độc lập của Tư pháp. Đây là những việc có thể thực hiện ngay trong điều kiện Việt Nam hiện nay và cũng là những nội dung cần thiết nhất đối với việc thực hiện dân chủ và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa chúng. Đây là những bước quan trọng nhất trong việc hoàn thiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Trên cơ sở bước đầu tiên của lộ trình được thực hiện, những nội dung khác của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật sẽ có điều kiện được thực hiện. Ví dụ, mở rộng cơ chế tham gia trực tiếp của nhân dân như sáng quyền lập pháp ...

KẾT LUẬN

1. Thực hiện dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng là cần thiết mang

tính khách quan đối với sự phát triển của xã hội. Không thể thực hiện dân chủ tách rời và không thống nhất với pháp luật và ngược lại, thực hiện pháp luật một cách triệt để nhưng chưa có nội dung dân chủ, theo phương thức dân chủ và với mục đích dân chủ kết quả sẽ là trật tự pháp luật chuyên chế. Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật cần có sự nhận thức và hành động chủ quan của con người để chúng tương tác một cách thống nhất, hòa hợp với nhau để từng yếu tố phát huy được giá trị nhân bản của từng yếu tố.

2. Cần nhận thức và thực hiện mối quan hệ một cách toàn diện, thống nhất.

Về cơ bản, dân chủ cần được thực hiện bằng pháp luật mà trước tiên có lẽ từ hiến pháp và bằng hiến pháp. Mặt khác, xây dựng và thực hiện pháp luật cần theo phương thức dân chủ, bằng biện pháp dân chủ. Đây là hai nội dung quan trọng nhất mà chúng thể hiện một cách cơ bản mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Đồng thời, việc thực hiện mối quan hệ này cũng nhằm đến mục đích chung là vì con người và giải phóng con người.

3. Nhận thức và thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật của nhân

loại nói chung của Việt Nam nói riêng là một quá trình phát triển lâu dài và rất khó khăn. Nó đòi hỏi nỗ lực của xã hội và những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Mối quan hệ này dần trở thành hiện thực khi các yếu tố như: nhận thức, động lực, điều kiện, cách thức thực hiện dân chủ là những bộ phận trong một thể thống nhất. Thực

tế Việt Nam cho thấy qua trình đổi mới đã làm cho pháp luật và dân chủ “xích lại

gần nhau” hơn. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật có thể thực hiện ngay và thực hiện một cách đồng bộ. Điều rất quan trọng là việc nhận biết và đánh giá các điều kiện thực tại của Việt Nam hiện nay, để từ đó xác định lộ trình và phương thức thực hiện mối quan hệ một cách có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)