Nhu cầu hoàn thiện mối quan hệ từ sự thay đổi về mặt xã hội sau thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 135 - 137)

Chương 3: HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1.3 Nhu cầu hoàn thiện mối quan hệ từ sự thay đổi về mặt xã hội sau thời kỳ đổi mớ

đổi mới

Từ sự thay đổi của nền kinh tế, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của thông tin và khoa học kỹ thuật dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ kết cấu xã hội Việt nam. Việc hình thành các tầng lớp mới và sự thay đổi tương quan thế lực giữa các tầng lớp này đòi hỏi thay đổi cán cân quyền lực về mặt pháp lý. Cho nên phải có sự xác định mang tính chất pháp lý cho vị trí của các tầng lớp và bảo vệ cho những nhóm không có thế lực để thể hiện ý chí của mình hoặc khả năng tự bảo vệ rất thấp. Ví dụ, giới doanh nhân bắt đầu có vai trò nhất định trong xã hội trong khi những nhóm có vai trò rất hạn chế, tiếng nói chưa được lắng nghe trong xã hội và thị trường thì họ cần phải được bảo vệ. Những nhóm này là người tàn tật, kém may mắn khác. Mặc dù chỉ số phát triển con người cao so với thu nhập và thành công nổi bật trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo nhưng Việt Nam vẫn nằm trong những nước

số phát triển con người nhưng thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Điều này dẫn đến sự tổn thương của các tầng lớp yếu kém nhất trong xã hội do sự chuyển đổi của nền kinh tế và những biến động nói chung nhưng sự tổn thương này không thể giải quyết triệt để bằng cứu trợ, tình thương, tình nghĩa. Ví dụ, chăm sóc y tế thấp, chất lượng giáo dục thấp, thiên tai, bệnh dịch.. là thường xuyên xuất hiện trong xã hội Việt Nam hiện. Nói một cách khác, sự phân hóa sẽ thực sự nguy hiểm đối với ổn định xã hội và nguy cơ bùng phát bạo lực. Nhu cầu của những tầng lớp nghèo nhất là có tiếng nói chứ không phải là sự ban phát từ trên xuống. Chỉ khi các bên tham gia có tiếng nói và có trách nhiệm, sự xung đột mới có khả năng được giải quyết một cách hòa bình và theo luật pháp. Như vậy là sự phát triển con người một cách toàn diện, bền vững là mục đích cuối cùng mà chỉ có thể thực hiện tốt hơn khi dân chủ được mở rộng hơn và trong một khung khổ trật tự pháp luật.

Mỗi một hệ thống tổ chức kinh tế xã hội sẽ có một hệ các giá trị tương thích giúp cho sự vận hành một cách nhịp nhàng hệ thống đó. Nếu nền kinh tế quan liêu bao cấp cần những loại “vốn” và phương thức phân phối nhất định thì sự thay đổi của hệ thống kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa thị trường đòi hỏi sự đa dạng về nguồn và cách thức phân phối vốn. Ví dụ, vốn con người, vốn xã hội, vốn đạo đức mà những nguồn “vốn” này chỉ có thể phát huy hiệu quả khi mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật được thực hiện và hoàn thiện. Nói một cách ngắn gọn, khi phương thức giải quyết bằng pháp luật minh bạch, được đảm bảo thực hiện và ổn định đồng thời nó cũng là phương thức giải quyết một cách dân chủ có sự bình đẳng, thỏa thuận, tham gia thì vốn đạo đức, vốn con người và vốn xã hội của xã hội mới có thể tăng lên và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển [31, 32, 33, 97, 140]…

Theo kết quả của Viện nghiên cứu con người Hà nội và Đại học California về sự tham gia của người Việt Nam vào xã hội là: 59% giành thời giờ cho gia đình, 32% cho đồng nghiệp và 17% cho bản bè xã hội. Những mối quan hệ xã hội qua các đoàn thể, câu lạc bộ, tôn giáo ít hơn rất nhiều [101, tr.1-24]. Như vậy, sự thiếu vắng xã hội dân sự lành mạnh nên sự tin tưởng và dung thứ trong xã hội thấp dẫn đến khả năng sử dụng bạo lực trong giải quyết tranh chấp, tăng chi phí pháp lý trong giao dịch để bảo đảm an toàn khi buộc phải giao dịch với sự thiếu tin tưởng. Nhưng xã

hội dân sự có thể lành mạnh trên cơ sở luật pháp tiến bộ và nhà nước thực sự dân chủ [97, 139].

Trật tự ứng xử giữa các tầng lớp, giai cấp phải trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không sử dụng bạo lực và phải trên cơ sở pháp luật. Ví dụ, sự bất ổn ở Tây Nguyên, sự đấu tranh của các tôn giáo có màu sắc chính trị như Tin Lành, Hòa Hảo, tình trạng khiếu kiện tập thể gia tăng, đình công trái pháp luật…Chúng ta đã có những cơ chế chính trị, pháp lý để giải quyết nhưng phải chăng những cơ chế này không theo kịp sự thay đổi của các quan hệ xung đột như trên (Vào thời điểm luận án này đang được thực hiện, hàng ngàn công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đình công vì mức

lương quá thấp mà tổ chức Công đoàn chưa thể hiện vai trò đại diện của mình). Vấn

đề thực sự là dân chủ và pháp luật chưa theo kịp sự thay đổi của xã hội và chưa có mối quan hệ toàn diện.

Tóm lại, sự thay đổi của kết cấu và tính chất của xã hội dẫn đến sự thay đổi phương thức tổ chức, quản lý xã hội và nhà nước nói chung và tác động đến dân chủ và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa chúng. Nói cách khác, pháp luật và dân chủ đóng vai trò là các phương thức tổ chức và quản lý xã hội cũng phải thay đổi khi xã hội thay đổi. Ở khía cạnh ngược lại, bản thân quá trình dân chủ hóa và xây dựng xã hội pháp quyền cũng là một nguyên nhân làm biến động kết cấu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện việt nam hiện nay luận án TS luật 62 38 01 01 (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)